3 bộ phận cần chăm sóc đặc biệt sau sinh

Ngày 20/03/2015 16:04 PM (GMT+7)

Bầu ngực, vùng kín và mái tóc là những bộ phận cần được quan tâm đặc biệt sau sinh nở.

Sau sinh nở, các mẹ thường có tâm lý dành nhiều thời gian cho con mà quên mất một việc quan trọng là chăm sóc chính bản thân mình. Có những bộ phận cần nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ và cả của em bé như vùng kín hay bầu ngực.

Như đối với vùng kín, sau ca sinh nở, đây là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Vì vậy nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Hay đối với bầu ngực, là bộ phận trực tiếp tiết ra sữa mẹ để cho con tu ti, vì vậy bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Dưới đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe sau sinh, mẹ nên tham khảo:

Bầu ngực

Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ phải chú ý giữ vệ sinh và chăm sóc bầu ngực. Trước và sau khi cho con bú phải làm vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ. Do sữa và mồ hôi tiết ra, có lúc trên đầu ti sẽ có cáu bẩn tích lại, nên dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng cho đến khi sạch. Mẹ cho con bú phải mặc áo lót phù hợp để tránh không bị xệ ngực, bảo đảm lưu thông tuần hoàn máu.

3 bộ phận cần chăm sóc đặc biệt sau sinh - 1

Việ chăm sóc ngực rất quan trọng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. (ảnh minh họa)

Chị em cũng cần phải đề phòng đầu ti bị nứt hay nhiễm khuẩn. Da trên đầu ti, quầng ti của người mới sinh con rất mềm và mỏng, dễ bị nứt. Khi cho con bú phải cho cả đầu ti và quầng ti vào miệng con, không nên cho con ngậm đầu ngực trong miệng quá lâu. Nếu đầu ti bị nứt cần phải điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm khuẩn, đồng thời tạm dừng cho trẻ bú cho đến khi vết nứt lành hẳn.

Mẹ có thể mát-xa bầu ngực trong thời kỳ sau sinh để thúc đẩy tuần hoàn máu và cung cấp dinh dưỡng cho bầu ngực, giảm bớt hoặc loại trừ nguy cơ bị tắc tia sữa. Phương pháp mát-xa cụ thể như sau: rửa sạch hai tay, dùng khăn mặt đã được khử khuẩn (bằng cách hấp) và vẫn còn hơi nóng đắp lên toàn bộ bầu ngực, xoa bóp và ấn nhẹ nhàng vào bầu ngực theo hướng từ ngoài vào trong để cho sữa tiết ra, cũng có thể phối hợp dùng dụng cụ hút sữa. Có thể tự mình làm hoặc nhờ người thân làm giúp, tuy nhiên mẹ phải chú ý không được dùng lực quá mạnh.

Bài liên quan:

2 tuần sau sinh, hot mom Hà Nội lấy lại vòng eo 59cm

Ốc Thanh Vân chia sẻ cách thư giãn sau sinh bằng muối

Đan Lê bất ngờ tiết lộ chiêu giảm cân sau sinh

Chị em “rỉ tai” trăm kế thu nhỏ vùng kín sau sinh

Vùng kín

Sau khi sinh con, tầng sinh môn của phần lớn các bà mẹ bị rách và phải khâu. Do tầng sinh môn ở khá gần niệu đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy, chăm sóc giữ gìn tầng sinh môn sạch sẽ là một việc làm rất quan trọng.

Cách giữ vệ sinh như sau: mỗi ngày phải dùng dung dịch phụ nữ hoặc nếu không có thì dùng nước ấm pha chút muối loãng rửa tầng sinh môn hai lần, chăm chỉ thay băng vệ sinh, sau khi đại tiện phải rửa sạch bên ngoài bằng xà phòng và nước ấm. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.

3 bộ phận cần chăm sóc đặc biệt sau sinh - 2

Tóc rụng sau sinh là hiện tượng bình thường. (ảnh minh họa)

Tóc

Sau sinh, lượng hóc-môn trong cơ thể người phụ nữ dần dần trở lại trạng thái bình thường, nên trong thời gian 2 – 7 tháng sau sinh, tóc rụng hàng loạt trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ. Áp lực tinh thần tác dụng lên chức năng sinh lý làm cho rụng tóc càng nghiêm trọng.

Không cần phải điều trị khi có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Tóc sẽ ngừng rụng trong một thời gian ngắn, tóc mới sẽ mọc lên. Tuy nhiên cần áp dụng một số trị liệu đối với những tổn thương về mặt tinh thần do rụng tóc gây ra:

- Cần tâm lý thoải mái

- Chăm sóc tốt cho tóc.

- Chú ý gội đầu cần lựa chọn dầu gội trung tính, dùng ngón tay massage da đầu, giúp tuần hoàn máu tốt hơn để nhanh mọc tóc.

- Không dùng lược cứng để chải đầu, không nên làm kiểu đầu quá phức tạp hoặc sử dụng hóa chất.

- Giữ gìn trong sinh hoạt.

- Cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm nhiều mỡ, uống nhiều nước, vitamin liều lượng thích hợp.

Chi Chi (Theo Health)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc cơ thể sau sinh