9 thay đổi khó nói ở âm đạo khi mang thai và sinh nở

Ngày 11/11/2015 15:45 PM (GMT+7)

Sinh nở không phải là việc dễ dàng và rất nhiều biến chứng có thể xảy đến với mẹ bầu, đặc biệt là ở “vùng kín”.

Theo các chuyên gia khoa sản, âm đạo là vùng chịu nhiều ảnh hưởng nhất trong quá trình phụ nữ mang thai, sinh nở. Ở từng giai đoạn bầu bí, sinh con, “vùng kín” sẽ có những thay đổi khác nhau và phụ nữ nên biết để không bị ngạc nhiên cũng như chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đối mặt với những thay đổi này.

Tăng tiết dịch âm đạo

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai đó là tăng tiết dịch âm đạo. Hiện tượng này sẽ xảy ra tiếp tục trong suốt thời gian mang thai. Ban đầu, tiết dịch âm đạo thường có màu trắng sữa, nhẹ mùi. Khi bụng bầu càng lớn, tiết dịch này càng nhiều hơn và nhiều nhất là ở cuối thai kỳ. Đến khi chuyển dạ, tiết dịch âm đạo sẽ là các vết nhầy hoặc kèm theo máu. Đây chính là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp chuyển dạ.

9 thay đổi khó nói ở âm đạo khi mang thai và sinh nở - 1

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai đó là tăng tiết dịch âm đạo. (ảnh minh họa)

Nước tiểu có mùi hôi

Hầu hết phụ nữ đều than phiền rằng nước tiểu của họ nặng mùi hơn hẳn trong thai kỳ. Nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Hơn nữa, khi mang bầu, chị em cũng nhạy cảm hơn với mùi vị nên cảm thấy nước tiểu nặng mùi hơn.

Âm đạo sưng

Lưu lượng máu tăng lên đáng kể ở vùng kín khi mang thai khiến khu vực âm đạo của mẹ bầu bị sưng lớn hơn.

Giãn tĩnh mạch âm đạo

20% mẹ bầu được phát hiện bị giãn tĩnh mạch ở âm đạo và âm hộ. Hiện tượng này là bình thường và sau sinh sẽ biến mất.

Âm đạo bị kéo dài

Trong những tháng cuối thai kỳ, khi các hormone  relaxin được tiết ra sẽ làm giãn các dây chằng khiến âm đạo bị kéo dài, mềm và mở rộng hơn.

9 thay đổi khó nói ở âm đạo khi mang thai và sinh nở - 2

Sau sinh nở, hầu hết các mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng đi tiểu không kiểm soát. (ảnh minh họa)

Môi âm hộ bị chảy máu

Nếu không biết cách vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh mạnh tay thì môi âm hộ rất dễ bị tổn thương và chảy máu do khi mang thai vùng này rất nhạy cảm.

Âm đạo có thể bị rách

Mặc dù cổ tử cung có thể mở đến 10 phân nhưng khi sinh nở hầu hết các bà mẹ đều bị rạch để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em bé chào đời. Sauk hi bị rạch, chị em sẽ được khâu lại vết rách và sẽ mất từ 5-7 ngày để khu vực này phục hồi.

Âm đạo bị bầm tím

Sau khi em bé chào đời, âm đạo của các mẹ sẽ bị tổn thương nặng nề tình trạng đau đớn, bầm tím là không thể tránh khỏi. Sau sinh 6-8 tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Đi tiểu không kiểm soát

Sau sinh nở, hầu hết các mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng đi tiểu không kiểm soát. Những bài tập Kegel sẽ giúp vùng chậu săn chắc và cải thiện đáng kể tình trạng này. Ngoài ra, chị em có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật giúp trẻ hóa vùng kín, giúp âm đạo chặt chẽ hơn sau sinh.

Nguyệt Minh (Theo YT)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh vùng kín khi mang thai