Bầu bí, vật vã vì khó ngủ!

Ngày 18/07/2015 00:06 AM (GMT+7)

Mất ngủ không phải là hiếm gặp ở bà bầu, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Cẩm nang giấc ngủ khi mang thai dưới đây sẽ giúp chị em ngủ tốt hơn khi mang thai trong 9 tháng 10 ngày, thậm chí là tới quý thứ 4, khi bạn sinh con xong.

3 tháng đầu, mệt mỏi triền miên

Trạng thái bơ phờ người và mệt nhọc diễn ra trong suốt giai đoạn đầu thai kỳ vì hormone progesterone ở nữ gia tăng mạnh, loại hoc-môn có thể gây buồn ngủ. Một thủ phạm khác đó chính là những thay đổi trong cơ thể thai phụ: nhiều calo hơn đi vào cơ thể của cả thai nhi và mẹ, và khi thai nhi càng phát triển thì cũng làm hạn chế năng lượng của mẹ, khiến mẹ mệt mỏi.

Vấn đề gặp phải:

- “Ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều: tử cung to ra, ép vào sát mặt sau của bàng quang và đẩy bàng quang lên phía trên, từ đó kích thích bàng quang, tạo nên hiện tượng tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.

- Đau người: ngực to hơn và xương chậu khó cử động được khiến bạn thấy khó khăn hơn khi ngồi xuống hay đi ngủ.

- Chứng buồn nôn: ốm nghén cũng có thể hay xảy ra vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Cách xử trí:

- Lập kế hoạch đi ngủ: lập kế hoạch đi ngủ vào ban ngày cũng giống như việc bạn chuẩn bị cho bữa ăn hay làm việc ở cơ quan, nghỉ trưa càng nhiều càng tốt. “Thời điểm thích hợp để ngủ là từ 12h đến 14h chiều, nếu không ngủ trưa bạn sẽ cảm thấy khó ngủ vào buổi tối”, thạc sĩ Teresa Ann Hoffman của trung tâm y tế Hạnh Phúc ở Ban-ti-mo chia sẻ. “Và bạn nên ngủ thành 1 hoặc 2 lần 30 phút hơn là ngủ dài trong 1,2 tiếng”.

- Giảm uống nước sau 6h tối: điều này sẽ giúp bạn tránh phải đi vệ sinh nhiều vào ban đêm.

- Tập thể dục thường xuyên: thể dục vào sáng sớm, chiều và chiều tối giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, nên chú ý rằng hoạt động quá sức về đêm lại khiến bạn mất ngủ.

3 tháng giữa

Bà bầu vào 3 tháng tiếp có xu hướng ngủ ngon giấc hơn vì cơ thể mẹ ít trải qua những biến đổi trong quá trình trao đổi vật chất của cơ thể  hơn là thời kỳ đầu. Nhưng mẹ vẫn chưa thể thực sự ngủ ngon.

Những khó khăn gặp phải:  

- Chuột rút: chuột rút có thể làm mẹ tỉnh giấc giữa đêm khi đang ngủ và thức mấy tiếng đồng hồ sau đó.

- Mơ nhiều và sâu: Trong quá trình mang thai, thai phụ thường hay cảm thấy lo lắng. Những căng thẳng về sự lớn lên của thai nhi, khả năng làm mẹ, khả năng tài chính và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ và gây ra những giấc mơ trong mệt mỏi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến  thời gian nghỉ ngơi về đêm của mẹ.

Bầu bí, vật vã vì khó ngủ! - 1

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở thai phụ. (Ảnh minh họa)

Cách xử trí:

- Đứng thẳng lưng 4 tiếng sau khi ăn: quá trình tiêu hóa thường mất nhiều thời gian hơn khi bạn mang thai và khi bạn ngồi lâu sẽ giữ axit ở dạ dày, khiến cho bạn tiêu hóa khó hơn. Mẹ nên ăn bữa sáng nhiều hơn và ăn nhẹ vào buổi tối.

- Để giảm chuột rút, các mẹ nên tránh uống các loại nước chứa nhiều các-bon-nat. Vì mất cân bằng canxi có thể gây nên chuột rút. Chất phot-pho-rot trong nước ngọt có thể làm giảm lượng canxi mà cơ thể bạn có thể chuyển hóa được. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo cơ thể mẹ được cung cấp đầy đủ canxi khi mang thai, từ các nguồn thực phẩm bổ dưỡng như rau, sản phẩm từ sữa, tôm cá,…

- Ưu tiên nghỉ ngơi khi có thể: một tâm thế thoải mái sẽ giúp bà bầu có giấc ngủ ngon hơn. Các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên tập yoga trước sinh hay ngâm mình trong nước ấm, ăn thực phẩm giúp dễ ngủ như thịt gà, sữa, chuối (các chất axit amino sẽ chuyển hóa thành chất serotonin trong não), để mẹ có thể có được giấc ngủ tốt nhất, chuẩn bị sẵn sàng chào đón thiên thần của mình.

3 tháng cuối: Giấc ngủ bị gián đoạn

Vào cuối những tháng mang thai, nhiều chị em phụ nữ nói họ bị thức giấc ít nhất 3 lần mỗi đêm. 2/3 trong số những người được phỏng vấn cho biết họ bị thức giấc ít nhất 5 lần.

Những khó khăn gặp phải:  

- Đau lưng: Trường đại học Yale, Mỹ phát hiện rằng 60% phụ nữ mang thai nói rằng đau lưng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

- Đi tiểu tiện nhiều lần: cũng giống như trong kỳ 1, thời kỳ này thai phụ cũng đi tiểu nhiều.

- Khó thở: ở cuối giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển to, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) nên người mẹ có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi mang song thai hoặc đa thai.

Bầu bí, vật vã vì khó ngủ! - 2

Tập thể thao điều độ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. (ảnh minh họa)

Cách xử trí:

- Với lưng: ngủ nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp thai phụ giảm áp lực lên lưng khi nằm ngửa và cũng kích thích sự phát triển của thai nhi. Thai phụ nên đặt gối giữa hai đầu gối, phía sau lưng và dưới phần bụng, hoặc sử dụng gối dành cho bà bầu.

- Uống ít nước vào ban đêm: đừng nên uống nước sau 2h trước khi bạn đi ngủ. Bất kể khi nào bạn đi tiểu, hãy nâng nhẹ bụng mình lên để cho nước tiểu được ra hết.

- Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, thai phụ có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Sau sinh

Những tháng sau sinh có lẽ là thời gian khó khăn đối với các bà mẹ, vì chăm con, lo lắng cho con và em bé có thể thức dậy bất cứ khi nào giữa đêm khuya, nên giấc ngủ không thể trọn vẹn. Sau đây là một số giải pháp:

- Ngủ cạnh trẻ: bạn nên để cũi của trẻ gần giường của mình trong chính phòng mình, thay vì phải chạy sang phòng khác khi trẻ thức dậy hoặc cho trẻ ngủ cùng giường với mẹ.

- Ngủ khi trẻ ngủ: không dùng điện thoại, nhắn tin, facebook khi trẻ đã đi ngủ để mẹ cũng có thể ngủ.

- Chia sẻ công việc với chồng và người thân: chồng bạn và người thân có thể thay bạn trông trẻ vào ban đêm, khi ban ngày bạn hầu như đã rất mệt mỏi rồi.

Linh Huong (fitpregnancy)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác khi mang thai