"Mông to dễ đẻ" - quan niệm muôn đời liệu có đúng?

Ngày 10/08/2017 00:06 AM (GMT+7)

Quan niệm phụ nữ sở hữu mông to, nảy nở là mắn đẻ, dễ sinh liệu có đúng hay không?

Quan niệm cũ làm nhiều người khốn khổ 

Từ trước đến nay, các bà các mẹ luôn quan niệm phụ nữ phải mông to, nảy nở thì mới mắn đẻ, dễ sinh. Chính quan niệm ai cũng cho là đúng này đã làm nhiều người khốn khổ. Chị Hà (Thái Bình) chia sẻ: "Tuần trước mình về ra mắt nhà bạn trai. Trước đây mình và mẹ anh cũng đã nói chuyện vài lần qua điện thoại, bác có vẻ cũng ưng ý mình. Thậm chí, anh còn nói bác khen mình nhẹ nhàng, tâm lý và biết ý. Vậy mà ngày mình về ra mắt, vừa thấy mình là bác thay đổi thái độ hẳn. Vô tình mình nghe được bác nói với dì anh: "Con gái con lứa người như cò hương, mông chẳng thấy đâu thì đẻ sao được". Mình không hiểu quan niệm này có đúng không nhưng chỉ vì vậy mà bị gia đình người yêu phản đối thì mình uất ức quá".

Chị Hà không phải là trường hợp duy nhất khốn khổ vì quan niệm cổ hủ này. Thực tế, không ít cô gái gặp phải rào cản, mất điểm trong mắt mẹ chồng tương lai chỉ vì vóc dáng nhỏ nhắn. 

amp;#34;Mông to dễ đẻamp;#34; - quan niệm muôn đời liệu có đúng? - 1

Quan niệm xưa cũ khiến nhiều cô gái trẻ khốn khổ.

Sự thật cần được làm rõ "mông và xương chậu là khác nhau"

Theo các chuyên gia, nhiều người tin vào quan điểm "mông to dễ đẻ" là do đang nhầm lẫn giữa vùng mông và khung xương chậu. 

Thực tế, việc dễ sinh hay không phụ thuộc chủ yếu vào khung xương chậu bên trong chứ không dựa vào mông to hay nhỏ. Đầu thai nhi phải lọt qua ba chỗ hẹp trong khung chậu mới ra ngoài được. Đó là eo trên, eo giữa và eo dưới. Thường những người có khung xương chậu rộng và nông thì sẽ dễ sinh tự nhiên hơn người xương chậu hẹp, sâu.

Còn nếu người mông to do thừa cân hay béo phì thì thậm chí còn dễ rơi vào tình huống khó sinh, gặp biến chứng trong lúc mang thai và sinh nở. 

Tóm lại, dù thai phụ có phần hông rộng hay hẹp thì vào những tháng cuối thai kỳ, dưới tác dụng của một số hormone, các sụn và dây chằng của vùng chậu sẽ mềm mại và giãn ra nên khung chậu đàn hồi hơn, không cứng như bình thường. Điều này làm khung chậu có khả năng kéo giãn và mở ra dễ dàng lúc sinh.

Muốn sinh thường nhẹ nhàng, mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng khi mang thai 

Trong thai kỳ, thay vì bổ sung nhiều đồ bổ như quan niệm xưa nay của nhiều người, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm và tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho thai nhi cũng như ảnh hưởng đến mẹ. 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng, tránh trường hợp mẹ tăng cân nhiều, nặng nề, con quá to dẫn đến khó sinh. Nói chung, trong cả thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg và bé sinh ra ở mức 3kg thì quá trình sinh tự nhiên sẽ dễ dàng hơn. 

amp;#34;Mông to dễ đẻamp;#34; - quan niệm muôn đời liệu có đúng? - 2

Những lời động viên, an ủi của chồng chính là liều thuốc tinh thần cho vợ lúc lâm bồn. 

Duy trì tập luyện thể dục thể thao 

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, làm giãn cơ và dây chẳng để khi sinh dễ dàng hơn. Thời gian tập thể dục hợp lý cho mẹ bầu là từ 30 đến 60 phút mỗi ngày với các môn nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu,... 

Duy trì trạng thái tinh thần tốt trong quá trình sinh nở 

Nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh, các bà mẹ có tâm lý lo lắng, sợ đau khi lâm bồn sẽ ảnh hưởng đến cơn co thắt tử cung, không thể bình tĩnh hít thở và rặn đẻ tốt nên quá trình sinh càng lâu và đau đớn hơn. 

Vì vậy, khi sinh con, mẹ bầu nên tin tưởng vào sự hỗ trợ của bác sĩ, y tá và tin vào bản năng của chính mình. Ngoài ra, sự động viên của chồng và người nhà đúng lúc cũng giúp mẹ bầu "nhân đôi sức mạnh" khi "vượt cạn". 

Vân Anh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh thường