Những "lỗi" khiến thai nhi chậm phát triển, chào đời nhẹ cân hơn bé khác

Ngày 10/02/2017 00:18 AM (GMT+7)

Từ chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe cho tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu đều có thể dẫn tới việc sinh con nhẹ cân.

Em bé chỉ có trọng lượng dưới 2,5kg khi chào đời như vậy được xếp vào tình trạng nhẹ cân sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, dưới đây là những lý do chủ yếu:

1. Sinh non

Trẻ chào đời trước 37 tuần thì được xem là sinh non. Thông thường, thai nhi tăng cân nặng rất nhanh vào những tuần cuối. Dó đó, nếu bị sinh sớm, nghĩa là trẻ có ít thời gian hơn để phát triển trong bụng mẹ. Do đó, trẻ dễ bị nhẹ cân, khó tăng cân. 

2. Đa thai

Nếu mẹ bầu mang đa thai, như sinh đôi, sinh ba, sinh tư… thì cân nặng sơ sinh của mỗi trẻ có thể nhẹ dưới mức bình thường - 2,5kg. Bởi lẽ các thai nhi phải chia nhau nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ, không gian trong dạ con cũng nhỏ hơn. 

3. Huyết áp cao

Huyết áp cao ở mẹ bầu có thể khiến lượng máu lưu thông tới tử cung để nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị cản trở. Kết quả là trẻ chào đời có cân nặng chưa tới 2,5kg.

4. Mẹ bầu hút thuốc, uống rượu bia

Tiêu thụ nhiều nicotine, chất gây nghiện hay rượu bia trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, gây tình trạng trẻ sinh nhẹ cân. Những yếu tố kể trên sẽ giải phóng ra loại chất hóa học độc hại trong dạ con, hạn chế lượng ô-xy cung cấp giúp thai nhi kém phát triển. 

Những amp;#34;lỗiamp;#34; khiến thai nhi chậm phát triển, chào đời nhẹ cân hơn bé khác - 1

Những yếu tố tác động đến nguồn dinh dưỡng, máu chuyển tới tử cung đều là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nhẹ cân sơ sinh. (Ảnh minh họa)

5. Tiểu đường

Mẹ bầu tiểu đường thường sinh con có cân nặng lớn hơn bình thường, nhưng ở một vài trường hợp lại gây ra sinh sớm. Điều đó đồng nghĩa trẻ sinh nhẹ cân do thiếu tháng có thể xảy ra.

6. Nhiễm trùng trong quá trình mang thai

Hiện tượng nhiễm trùng trong quá trình mang thai không phải hiếm gặp. Những triệu chứng đó, cùng với thuốc để điều trị sẽ có tác động lớn đến trọng lượng của thai nhi.

7. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nếu mẹ bầu không tăng đủ cân nặng như yêu cầu tối thiểu trong thai kỳ vì dinh dưỡng không hợp lý hoặc thiếu dinh dưỡng, trẻ cũng phải đối mặt với nguy cơ sinh nhẹ cân. 

Đặc biệt vào những tuần cuối, thai nhi phát triển rất nhanh, nên nhu cầu về dinh dưỡng cao. Nguồn thực phẩm mẹ bầu tiêu thụ là rất quan trọng. 

8. Các vấn đề liên quan tới tử cung

Những mẹ bầu có bất kỳ vấn đề gì bất thường liên quan tới tử cung ví như nhau cài răng lược hoặc tiền sản giật đều làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Do những yếu tố trên tác động tiêu cực tới lượng máu, dinh dưỡng được chuyển đến cho thai nhi. 

TIN HAY ĐỪNG BỎ LỠ

>>Thai nhi mất nhịp tim thai, bác sĩ vội mổ đẻ và giật mình khi nhận ra…

9. Thai phát triển chậm

Thai nhi mắc hội chứng phát triển chậm phần lớn đều chào đời với tình trạng nhẹ cân cho dù ở trong bụng mẹ đủ tháng. Nguyên nhân của việc thai phát triển chậm có thể là do lối sống của mẹ hoặc các vấn đề về gen. 

10. Bất thường ở cổ tử cung

U xơ cổ tử cung hoặc những vấn đề liên quan tới cổ tử cung đều hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Nhật Minh (Theo MJ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh non