Tam cá nguyệt thứ hai: Những dấu hiệu báo động mẹ bầu cần biết

Ngày 13/09/2017 17:17 PM (GMT+7)

Bước qua 3 tháng đầu - giai đoạn nguy hiểm nhất trong thai kỳ mẹ bầu đã bớt phần lo lắng nhưng không thể chủ quan vì khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thai nhi vẫn có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần thứ 14 đến 27 thai kỳ. Lúc này, thai nhi sẽ có cân nặng từ 42 gam (ở tuần 14) đến 8875 gam (ở tuần 27). Vào 3 tháng giữa thai kỳ, các dấu vân tay nhỏ đã hình thành. Mỗi tuần trôi qua, xương của thai nhi cũng cứng hơn và tiếp tục phát triển khả năng nghe. Người mẹ cũng sẽ cảm nhận thấy những chuyển động của bé từ khoảng tuần thứ 18-20 thai kỳ. 

Sự thay đổi của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai

Bắt đầu từ tuần 14 trở ra, chị em dường như bắt đầu trở lại nhịp sống cân bằng sau khi tạm biệt cơn ốm nghén đã hành hạ mình suốt 3 tháng đầu mang thai. Việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng trở nên dễ chịu hơn, chị em bắt đầu có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng và dần dần tăng cân, bụng bầu cũng xuất hiện và ngày càng phát triển cùng với sự lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, từ tuần 26-27 mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận rõ những rắc rối hay tác dụng phụ kèm theo khi mang thai như táo bón, đau lưng, đau nhức xương khớp do các dây chằng đang bị kéo giãn đần dần.

Bước sang tuần 20 trở đi, nếu bạn mang thai lần 2 có thể sẽ dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Nếu chưa có kinh nghiệm thì sự thấy thai máy có thể nhận biết rõ ràng nhất từ tuần 24-25.

Tam cá nguyệt thứ hai: Những dấu hiệu báo động mẹ bầu cần biết - 1

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu vẫn cần hết sức thận trọng tránh sinh non.

Những dấu hiệu báo động trong tam cá nguyệt thứ hai

Bước vào 3 tháng giữa thai kỳ, vẫn có những yếu tố rình rập gây tác động xác đến mẹ và thai nhi như nhau tiền đạo, bong nhau non, vỡ ối non, tiền sản giật, thai lưu… Vì thế, chị em cần hết sức thận trọng.

Khi nhận thấy các các dấu hiệu báo động nguy hiểm dưới đây, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt:

- Hoa mắt, chóng mắt, đau đầu, mắt mờ

- Tay chân, mặt sưng phù, tê bì nặng nề

- Âm đạo rỉ nước hoặc xuất huyết

- Bụng gò cứng kèm các cơn đau bụng không rõ lý do

- Đột ngột không thấy thai chuyển động

Mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ bé yêu trong tam cá nguyệt thứ hai?

Ăn uống lành mạnh

Mặc dù trong tam cá nguyệt thứ hai chị em đã có thể ăn uống được nhiều và ngon miệng hơn những tháng trước đó nhưng không nên suy nghĩ “ăn bù” để nạp thêm năng lượng. Lúc này bạn chỉ cần bổ sung 300 kcal mỗi ngày là sẽ đảm bảo cho mẹ và bé khỏe mạnh rồi. Các bữa ăn cần đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu cảm thấy khó tiêu hóa, mẹ bầu cần chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày.

Tam cá nguyệt thứ hai: Những dấu hiệu báo động mẹ bầu cần biết - 2

Mẹ bầu nên uống lành mạnh, thực đơn đa dạng thay vì kiêng kem quá mức.

Khám thai và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định

Việc khám thai định kỳ đúng lịch giúp mẹ bầu kiểm tra cân nặng, huyết áp, các dấu hiệu bất thường của cả mẹ và thai nhi. Trong quá trình khám thai trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai được 18-24 tuần, chị em sẽ được tiến hành siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện dị tật thai nhi kết hợp với việc xét nghiệm nước tiểu để đề phòng hiện tượng nhiễm trừng đường tiểu, hội chứng tiền sản giật.

Với mẹ bầu có tiền sử gia đình có người tiểu đường, sinh con to (trên 4kg) ở những lần sinh trước, thai chết lưu cần thực hiện liệu pháp đường huyết ở tuần 24-28.

Bước sang tháng thứ 5-6 thai kỳ, mẹ bầu cần tiêm phòng mũi uốn ván (VAT), tiếp tục uống viên sắt và bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho đến khi sau sinh.

Tham gia vận động thể dục

Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm thích hợp nhất để chị em tạo cho mình thói quen tập luyện thể dục. Việc này sẽ giúp cơ bắp trở nên dẻo dai, linh hoạt đề phòng những cơn đau nhức thai kỳ và trải qua quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.

Mẹ bầu có thể chọn tập yoga, bơi lội hoặc đi bộ hàng ngày trước khi bụng bầu ngày càng trở nên nặng nề khi bước sang những tháng cuối bầu bí.

Nằm ngủ nghiêng về bên trái

Các chuyên gia cho rằng tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái là tư thế ngủ thích hợp và an toàn nhất cho mẹ bầu vì nó giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm đau nhức lưng, cơ bắp để mẹ bầu có giấc ngủ ngon. Đặc biệt mẹ bầu không nên nằm ngửa thẳng lưng sẽ rất dễ tụt huyết áp, chóng mặt khi thức giấc và ngồi dậy.

Đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hàng ngày

Tam cá nguyệt thứ hai: Những dấu hiệu báo động mẹ bầu cần biết - 3

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu nên bắt đầu tập thể dục thường xuyên.

Cân nặng tăng lên rõ rệt khiến mẹ bầu trở nên vụng về, mất đi sự khéo léo thường có. Lúc này bạn khó mà cúi người xuống hoặc đứng lên đột ngột do vậy cần hết sức thận trọng khi di chuyển hàng ngày. Nên đi giày dép đế bằng, có mặt đế chống trơn trượt; đi chậm, từ tốn;  tránh bê vác nặng, với người lên cao. Khi trời mưa gió không nên ra ngoài hoặc đi xe đường xa.

Tập bài tập Kegel

Bài tập Kegel còn được gọi là bài tập cho cơ sàn chậu giúp làm săn chắc vùng âm đạo, tránh táo bón, trĩ và hạn chế tình trạng tiểu són, tiểu dắt thường gặp ở phụ nữ mang thai.

>>> Cuộc sống bí ẩn của thai nhi 3 tháng giữa ít ai nói cho mẹ bầu biết

Phương Thanh (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 3-6 tháng