Thai nhi 25 tuần tuổi: Dùng tay nghịch dây rốn

Ngày 02/09/2016 14:08 PM (GMT+7)

Giờ đây em bé dễ dàng nắm bàn tay còn lại, một bàn chân, dây rốn, hoặc thâm chí cả mặt mình. Nếu mẹ sinh đôi, có thể hai thai nhi sẽ khám phá người còn lại.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

Sự phát triển của thai nhi

Em bé giờ đã đạt chiều dài khoảng 34 cm từ đầu cho tới gót chân và cân nặng tầm 690g. Từ khi thai nhi có một vài lớp mỡ mới, các nếp nhăn dưới da đã xuất hiện ít đi. Não, tim và hai lá phổi đã phát triển hoàn toàn cho tới bây giờ, nhưng chúng sẽ tiếp tục trưởng thành trong suốt quá trình mang thai để chuẩn bị cho việc tiếp cận thế giới bên ngoài.

Các cấu trúc của xương sống đang tiếp tục hình thành và bộ não vẫn đang nhanh chóng phát triển. Các giác quan của thai nhi tiếp tục phát triển và các phản xạ phức tạp rất có khả năng được kích thích. Nếu mẹ thực hiện nội soi dạ dày, các dây thần kinh thị giác của em bé có thể đã phát triển đầy đủ để nhìn thấy ánh sáng và quay mặt ra hướng đó.

Khi các lá phổi tiếp tục phát triển các ven máu, hai lỗ mũi của em bé sẽ bắt đầu mở - thứ bị bịt lại từ trước. Với sự phát triển tốt của các dây thần kinh trong vùng miệng và môi, phản xạ nuốt đang dần hoạt động.

Nhịp tim của bé hiện giờ vẫn sẽ nhanh hơn so với mẹ, nhưng nó đã giảm xuống chỉ còn khoảng 140 nhịp mỗi phút.

Các dây thần kinh kết nối hai bàn tay cũng được cải thiện, giúp em bé hoạt động linh hoạt hơn. Giờ đây em bé dễ dàng nắm bàn tay còn lại, một bàn chân, dây rốn, hoặc thâm chí cả mặt mình.  Nếu mẹ sinh đôi, có thể hai thai nhi sẽ khám phá người còn lại. Mẹ có thể dự đoán được lịch trình ngủ nghỉ của em bé -  từ 12 tới 14 tiếng một lần. Nếu là một cặp sinh đôi, thì không nhất thiết rằng giờ đi ngủ của hai người sẽ giống nhau.

Thai nhi 25 tuần tuổi: Dùng tay nghịch dây rốn - 1

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Dạ con của bạn đã đạt tới kích thước của một quả bóng đá và bạn giờ đã trải qua phần nào các cung bậc của quá trình mang thai, với bụng bầu mở rộng ra hai bên của bụng. Nhiều mô trong cơ thể bạn sẽ bị sưng lên vì nó phản ứng với những đòi hỏi thêm của hệ thống tuần hoàn trong khi mang thai. Đôi khi việc sưng tấy có thể liên quan đến hội chứng ống cổ tay, khi một phần cổ tay vì các dây thần kinh và gân mà bị sưng lên và trở nên hẹp lại, khiến các ngón tay và cổ tay cảm thấy tê và đau nhức. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ khuyên bạn nên đeo một cái nẹp tay.

Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ thường gặp phải những cơn ngứa nhẹ, và điều đó không có gì cần lo lắng. Trước đây bạn bị ngứa vì sự gia tăng cung cấp máu cho da, nhưng giờ đây những cơn ngứa thường xuất hiện bởi da bị kéo dãn, tăng diện tích cho em bé. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa kéo dài trong quá nhiều ngày hoặc ngứa dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.

Chú ý, cơn ngứa trầm trọng ở lòng bàn tay và bàn chân của bạn mà đặc biệt dữ dội vào ban đêm có thể là một dấu hiệu của chứng ứ mật sản khoa (OC), mà còn được gọi là ứ mật trong gan của thai kỳ (ICP). Đây là một tình trạng gan hiếm gặp và nó xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Pakistan. OC xảy ra khi mật tạo ra bởi gan không chảy đúng vào ruột, có thể do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nhiễm siêu vi gan có thể gây ra các triệu chứng tương tự, do đó xét nghiệm máu là cần thiết, và có thể bạn cần được siêu âm.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Để giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các cơn ngứa, hãy thử mặc quần áo với chất liệu tự nhiên nguyên chất như cotton, vải lanh hoặc vải lụa, như vậy sẽ khiến mẹ mát hơn. Các loại đồ kéo dãn sẽ không cọ vào da nhiều như các vật dụng ôm chặt, vì vậy chúng sẽ giúp làm dịu bớt các cơn ngứa. Để thuyên giảm làn da ngứa ngáy, hãy thử tắm nước lạnh hoặc bôi kem dưỡng ẩm hoặc các mĩ phẩm dành cho da.

Đối với các phụ nữ đang mang thai, sự ngứa ngáy do chứng tắc nghẽn đường mật (OC) có thể dẫn đến sự bất tiện, không thoải mái, và bởi vì nó có thể là nguyên nhân cho sự vón cục trong máu, mẹ nên bổ sung khoáng chất vitamin K. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khi đẻ. Tuy nhiên, vấn đề mà thực sự cần phải lo lắng là bệnh OC có thể tác động tới thai nhi. Thai nhi có thể thải sản phẩm đại tiện - phân su - khi vẫn ở trong tử cung. Việc này sẽ dẫn đến các vấn đề về hít thở, vì vậy em bé sẽ được giám sát cẩn thận hơn. Mẹ nên được khuyên nhắc tới chuyện giảm thiểu các công việc tay chân hoặc có thể là hình thức mổ Xê-da sau khi mẹ đạt 37 tuần thai kì nếu bác sĩ nghĩ sẽ không an toàn cho bé để đi tới giai đoạn cuối.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, trong tuần này bạn cần phải có một kiểm tra tiền sản với nữ hộ sinh của mình - người sẽ đo vòng bụng của bạn, lấy mẫu nước tiểu và đo huyết áp. Các nữ hộ sinh cũng sẽ đo nhịp tim của em bé. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn hỏi về bất kỳ điều gì mình quan tâm.

Chồng bạn cũng có thể nghe được nhịp tim của con nếu anh ấy áp tai vào bụng bạn. Nếu bạn chưa nghĩ ra một cái tên cho con mình, bây giờ là một thời điểm tốt để đưa ra những đề nghị với chồng và chọn lấy một vài cái tên ưa thích.

Thùy Dương (Theo Webmd)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 3-6 tháng