Thai nhi 30 tuần tuổi: Lớp lông tơ dần biết mất

Ngày 27/09/2016 05:37 AM (GMT+7)

Đầu của bé hiện đã phát triển để phù hợp với kích thước bộ não, bởi vậy cơ thể và phần đầu cuối cùng cũng đạt tới mốc tỷ lệ cân đối của một trẻ sơ sinh.

Sự phát triển của thai nhi

Em bé giờ sẽ trưởng thành dài tới 40cm và nặng khoảng 1,4kg. Đầu của bé hiện đã phát triển để phù hợp với kích thước bộ não, bởi vậy cơ thể và phần đầu cuối cùng cũng đạt tới mốc tỷ lệ cân đối của một trẻ sơ sinh. Em bé sẽ tiếp tục sản sinh chất béo và đạt tới lượng 227gm một tuần trong vòng 8 tuần tới. Lượng mỡ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt cho cơ thể. Thai nhi cũng dần tiếp tục hoàn thiện, thể hìện ngoại hình chuẩn mực của một bé sơ sinh, ví dụ là lông mày và lông mi được hình thành hoàn toàn, lông trán dày hơn và có một vài nếp nhăn trên da. Lông tơ dần biết mất.

Trong những tuần còn lại, sự phát triển của bé sẽ gần như tập trung vào tăng cường cân nặng (mặc dù các cơ quan như phổi và hệ thống tiêu hóa cũng sẽ được hoàn thiện), cũng như dự trữ những dưỡng chất như sắt, canxi và phốt-pho, để chuẩn bị cho bé sinh tồn trong vài tháng ngoài tử cung.

Thai nhi 30 tuần tuổi: Lớp lông tơ dần biết mất - 1

Phôi thai tiếp tục hoàn thiện, thể hìện ngoại hình chuẩn mực của một bé sơ sinh (Ảnh minh họa)

Những sự thay đổi trong cơ thể mẹ

Có thể mẹ sẽ cảm thấy không có chỗ trống để bụng bầu có thể giãn nở, nhưng thực tế là tử cung mẹ đã dịch lên 10cm trên vùng thắt lưng - và còn 10 tuần bầu bí trước mắt. Đừng quên rằng những lá phổi của bạn sẽ nở rộng để tạo khoảng trống cho em bé. Bạn sẽ tiếp tục lên cân trong vòng vài tuần tới, nhưng phân nửa số cân nặng sẽ được cung cấp cho em bé, dây rốn, vùng tử cung được giãn nở và nước ối - và với tất cả những công việc sắp tới mà cơ thể bạn cần làm để duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho em bé, nó sẽ cần thêm năng lượng nhờ việc tăng cân.

Cùng với những sự thay đổi cần thiết về hooc-môn giúp thư giãn hệ thống dây chằng ở vùng xương chậu, nhằm chuẩn bị việc sinh nở, những bộ phận khác trên cơ thể mẹ sẽ cảm nhận được những tác động bởi việc thay đổi hooc-môn. Bạn nên bắt đầu đi những đôi giày cỡ lớn - ít nhất tới lúc sinh xong, khi mà chân bạn trở về kích cỡ ban đầu.

Cơn mệt mỏi mà bạn trải qua ở quý đầu trong thời gian mang thai sẽ quay lại vào quý cuối, khi mà bạn nhận thấy kích cỡ gây khó chịu khi ngủ và trong các hoạt động thường ngày. Tần suất ‘thăm’ nhà vệ sinh cũng tăng theo. Thói quen ngáy khi ngủ mới được hình thành, khiến quãng thời gian ngủ khó khăn, và khi bạn ngủ có thể sẽ thường tỉnh giấc bởi các cơn ác mộng. Một vài phụ nữ gặp ác mộng liên quan tới em bé và việc sinh nở. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không ai giống ai. Có những người không hề mệt trong khi có những người mệt hầu như suốt quãng thời gian này.

Cứ 5 người thì 1 người phụ nữ phải trải qua chứng nhức chân về đêm trong 3 tháng thai kì cuối. Các triệu chứng bao gồm những cảm giác không thoải mái ở chân và không thể không di chuyển chúng, đặc biệt là về đêm, có khi tay cũng bị như vậy. Chứng bệnh này còn bao gồm các sự co giật bất ngờ ở tứ chi. Tình trạng bệnh có thể thay đổi từ nhẹ cho tới nặng, nhưng triệu chứng này sẽ dừng lại sau khi sinh hạ.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi, hãy lưu ý giảm bớt công việc - có thể giảm tải thời lượng làm việc hoặc cố gắng làm việc tại nhà 1 tới 2 ngày để tránh việc tham gia giao thông - và cố ngủ, thậm chí chỉ 15 phút. Hãy thử tạo ra một thói quen giúp thư giãn như tắm trước khi đi ngủ.

Mẹ sẽ cảm thấy phần bụng của mình không dễ chịu khi ngồi hoặc nằm. Một số phụ nữ phát hiện ra việc kê phần bụng bầu lên một chiếc gối hoặc một chiếc đệm sẽ giúp ích phần nào. Sử dụng những chiếc gối kê ở phần lưng và điều chỉnh giúp bụng mẹ ở tư thế thoải mái, hãy đặt về bên trái để tránh đè lên vạch máu chính. Vài người phụ nữ thấy rất hiệu quả để ngủ khi đặt nệm ở giữa hai chân. Hãy giữ nhiệt độ phòng là 18 độ C - đây là nhiệt độ phù hợp nhất để ngủ.

Nếu mẹ mắc chứng nhức chân, kéo giãn và mát xa chân sẽ giúp mẹ cảm thấy tốt hơn. Hãy cố gắng tập thể dục trong ngày, và giảm lượng caffeine, thứ mà sẽ khiến mọi việc trầm trọng hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sình vì có thể chứng bệnh có liên quan tới sự thiếu máu. Mẹ có thể sẽ được khuyên bổ sung thêm lượng sắt.

Với sự kết hợp giữa cảm giác không thoải mái và sự thay đổi về hooc-môn, không còn nghi ngờ gì khi 10% số bà mẹ mang thai phải tranh đấu với bệnh trầm cảm trong quý thứ ba thai kì. Nếu mẹ cảm thấy cảm xúc của mình không tốt về quá trình mang thai, hãy gặp bác sĩ và nữ hộ sinh để được tư vấn về các mối lo lắng.

Thùy Dương (Theo WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 6-9 tháng