Phản ứng nhanh khi con bị sốt xuất huyết

Ngày 25/07/2017 14:00 PM (GMT+7)

Sốt xuất huyết đang ở đỉnh cao trào của dịch. Lượng người sốt ở các tỉnh phía Bắc tăng gấp 700%, các tỉnh phía Nam cũng tăng nhanh kỷ lục. Nhiều gia đình cả nhà nhập viện. Tính đến ngày 20/7, cả nước đã có 15 người chết vì sốt xuất huyết.

Biến chứng hay gặp của sốt xuất huyết năm nay là tình trạng suy thận và tổn thương gan. Do vậy, cần xử trí nhanh để người bệnh, đặc biệt là con trẻ khi bị muỗi cắn gây sốt sớm được nhập viện hoặc xử trí đúng cách tại nhà.

Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2-7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong 1 số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Tiếp theo đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi án vào), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau vài ngày.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2 cho biết: Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Trên thực tế, không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng phải nhập viện, các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và xuất huyết thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh này và đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi, làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phản ứng nhanh khi con bị sốt xuất huyết - 1

Bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đồng hành cùng trẻ vượt qua cơn sốt xuất huyết, tránh di chứng của bệnh

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thế nào là đúng? BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh khuyên các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

- Hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát: Bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc dẫn đến quá liều vì sẽ làm tổn thương gan (ảnh hưởng đến sức khoẻ). Tuyệt đối không hạ sốt bằng cách cạo gió cho trẻ.

Đối với trẻ mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt Aspirin và Ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol.

- Bổ sung dinh dưỡng, lau mát cho trẻ: Để giảm sốt, cha mẹ có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách cho người bệnh. Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt xuất huyết kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Không tự ý truyền dịch, dùng kháng sinh: Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Một số quan điểm cho rằng bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng kháng sinh, BS Thanh khẳng định: Dùng kháng sinh không khỏi được sốt xuất huyết.

- Bình tĩnh xử trí khi trẻ sốt co giật do sốt quá cao: Với trường hợp này, nên  để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.

- Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.

- Diệt tận gốc nguồn bệnh: Đậy kín các lu, vại, bể chứa nước, diệt hết bọ gậy bằng cách thả cá, dọn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, ngủ, nghỉ sạch sẽ, thoáng, không để ẩm thấp. Không để nước tù đọng, thường xuyên làm sạch môi trường, diệt muỗi bằng các biện pháp như đốt hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi, vợt muỗi…

Các dấu hiệu trở nặng của bệnh sốt xuất huyết:

- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.

- Bứt rứt; quấy khóc; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu ra máu.

Trẻ hết sốt mà có một trong các dấu hiệu trở nặng trên phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để được truyền dịch kịp thời.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Phản ứng nhanh khi con bị sốt xuất huyết - 2

Lê Bình.
Nguồn: [Tên nguồn].