Mẹo giảm tình trạng chuột rút trong kỳ "đèn đỏ"

Ngày 01/07/2015 14:45 PM (GMT+7)

Tình trạng chuột rút trong thời gian "đèn đỏ" khá phổ biến ở 50-90% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Hãy tận dụng những cách dưới đây để giảm tình trạng này nhé!

Tình trạng chuột rút hoặc đau bụng trong thời kỳ "đèn đỏ" chính là do các cơn co thắt của cơ ở thành tử cung. Nó hoạt động tương tự như khi cơ bị chuột rút ở các bộ phận khác trên cơ thể khi tập thể dục. Chuột rút thường diễn ra ở ngày 1, 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt đi kèm là cảm giác đau vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu với cường độ thay đổi khác nhau tùy mỗi người. Cơn đau có thể lan lên phần thắt lưng và bụng trên, thậm chí chị em cũng có thể cảm thấy bị nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu cơn đau của bạn ở mức độ nặng gây nhiều khó chịu, có thể áp dụng những cách dưới đây để khắc phục tạm thời cơn đau này:

Chườm nóng

Có một số phương pháp điều trị tự nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh là giúp giảm thiểu tình trạng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Một trong những phương pháp phổ biến và dễ sử dụng nhất là chườm nóng vùng bụng. Nhiệt độ nóng có thể giảm đau hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau. Vì nó có thể giúp thư giãn các cơ gây ra tình trạng chuột rút. Bạn nên áp phần túi chườm lên vùng bụng dưới của bạn và kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa cơn đau.

Nếu bạn không có túi chườm, bạn cũng có thể thử cách ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc tắm dưới vòi hoa sen với nước nóng để thư giãn và giảm đau bụng.

Mẹo giảm tình trạng chuột rút trong kỳ quot;đèn đỏquot; - 1

Tình trạng chuột rút trong thời gian "đèn đỏ" khá phổ biến ở 50-90% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (Ảnh minh họa)

Thư giãn cơ thể

Bạn nên tìm một vài biện pháp giúp thư giãn cơ thể phù hợp với mình nhất để thực hiện trong thời gian nhạy cảm này. Bạn có thể học cách hít thở sâu, cầu nguyện, nghe nhạc, thiền, đọc sách, nói chuyện với bạn bè, chơi game, xem phim hoặc massage... Bất kể việc gì giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái tinh thần và quên đi cơn đau đều nên được sử dụng trong tình huống này.

Châm cứu

Châm cứu đã được sử dụng như một phương pháp giảm đau trong hơn 2.000 năm này. Trong phương pháp này, những chiếc kim mỏng sẽ được bác sỹ cắm vào các huyệt đạo trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng của bạn. Các cây kim này đa phần đều không gây đau cho hầu hết mọi người, và đa phần phụ nữ sẽ thấy giảm đau bụng kinh nhờ phương pháp này.

Dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen là thuốc thường được sử dụng để giảm các cơn đau đớn quặn thắt trong kỳ kinh nguyệt. NSAIDs hoạt động theo cơ chế ngăn chặn các cơn co thắt gây nên tình trạng chuột rút. Ibuprofen là loại thuốc phổ biến nhất nên được sử dụng trong trường hợp này. Bạn có thể dùng từ 400-600 mg ibuprofen mỗi 4-6 giờ hoặc 800 mg mỗi 8 giờ, liều tối đa là 2400 mg mỗi ngày để làm giảm cơn chuột rút và đau thắt tử cung.

Bạn không nên tự ý mua thuốc để uống, nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và hướng dẫn dùng đúng loại thuốc và liều lượng mà cơ thẩ bạn cần.

Sử dụng biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố

Nếu các biện pháp tự nhiên bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, và NSAID không đủ để làm giảm cơn chuột rút, đau bụng ngày đèn đỏ thì bạn có thể tham khảo cách sử dụng thuốc ngừa thai có chứa nội tiết tố. Những loại thuốc này có khả năng giảm cơn đau, khó chịu trong ngày "đèn đỏ" một cách hiệu quả.

Mẹo giảm tình trạng chuột rút trong kỳ quot;đèn đỏquot; - 2

Bạn có thể dùng phương pháp châm cứu để giảm cơn đau ngày "đèn đỏ" (Ảnh minh họa)

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để chọn loại thuốc phù hợp với sức khỏe của bạn. Ngoài ra, cũng cần căn cứ vào hành vi tình dục, sở thích cá nhân và tình hình tài chính trước khi lựa chọn biện pháp phù hợp cho mình.

- Thuốc tránh thai hằng ngày: đây cũng là biện pháp tránh thai có thể can thiệp làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể chị em. Chính vì thế nó cũng là biện pháp đơn giản giúp giảm thiểu tình trạng đau đớn, khó chịu mà kỳ "đèn đỏ" gây ra. Biện pháp này khá rẻ tiền, tuy nhiên, nó phải được sử dụng đúng giờ hằng ngày nên gây nhiều phiền nhiễu cho người sử dụng.

- Miếng dán tránh thai: cũng là biện pháp hữu ích giúp giảm thiểu các triệu chứng tiền kinh nguyệt vì nó cũng can thiệp và điều hòa các loại hormone trong cơ thể bạn gái. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc, các miếng dán này có thể vô tình rơi ra gây mất hiệu quả. 

- Dùng vòng âm đạo: nếu bạn không muốn dùng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc miếng dán tránh thai, có thể sử dụng biện pháp vòng âm đạo để giảm các cơn đau của kỳ "đèn đỏ". Đây là hình thức ngừa thai có nội tiết tố chỉ được thay đổi hàng tháng và có thể dễ dàng dừng lại khi bạn không cần chúng nữa. Biện pháp này kín đáo và dễ sử dụng hơn miếng dán hoặc thuốc ngừa thai hằng ngày. 

- Thuốc tránh thai dạng tiêm: Đây là biện pháp tránh thai khá tiện dụng, 3 tháng sau bạn mới phải tiêm lại để duy trì. Biện pháp cân bằng hormone này sẽ giúp chị em giảm các cơn đau tiền kinh nguyệt một cách hữu hiệu. Biện pháp này có thể gây tăng cân một chút, chị em nên cân nhắc.

- Cấy que tránh thai: Đây được coi là lựa chọn lâu dài nhất cho việc giảm thiểu tình trạng chuột rút và đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Biện pháp này kéo dài từ 3-5 năm. Bạn cũng nên suy nghĩ và cân nhắc vì tác dụng lâu dài của nó có thể ảnh hưởng đến việc sinh con của bạn.

Mẹo giảm tình trạng chuột rút trong kỳ quot;đèn đỏquot; - 3

Dùng các biện pháp tránh thai có nội tiết tố giúp giảm triệu chứng chuột rút hữu hiệu (Ảnh minh họa)

Đi khám bác sĩ nếu cơn đau ngày càng nặng lên

Nếu tình trạng chuột rút của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu chuột rút của bạn kéo dài hơn 2-3 ngày. Đó có thể là tình trạng đau bụng kinh thứ phát, gây đau đớn nặng hơn và tiếm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Tình trạng đau bụng kinh thứ phát có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng dạ con, bệnh viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung, và các khối u trên thành tử cung...

Nếu bác sĩ nghi ngờ bất kỳ của những rối loạn này, họ sẽ thực hiện thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh và điều trị tốt nhất cho bạn. Vì thế, đừng ngần ngại việc đi khám khi thấy cơn đau trong kỳ kinh nguyệt nặng lên.

Hương (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuột rút - phù nề khi mang thai