"Phương pháp dạy con không đòn roi": Trăn trở không của riêng gia đình nào

Ngày 06/04/2017 08:00 AM (GMT+7)

Cuốn sách nhằm giúp các bậc phụ huynh tìm ra phương pháp kỷ luật trẻ theo hướng tôn trọng và yêu thương.

Mọi đứa trẻ cần được yêu thương…

Nuôi dạy trẻ luôn là chặng đường khó khăn, vất vả. Khi trở thành bố mẹ, chúng ta sẽ phải đối mặt với vô số các tình huống rắc rối: con cái nghịch ngợm, người lúc nào cũng nhem nhuốc, đồ chơi xếp đầy nhà, đứa lớn dọa nạt đứa bé, kết quả học tập sa sút...

Tất cả những tình huống trên cùng với áp lực trong công việc, cuộc sống hàng ngày sẽ khiến chúng ta bực mình, mất bình tĩnh, trở nên cáu gắt và thậm chí dùng đòn roi với trẻ.

amp;#34;Phương pháp dạy con không đòn roiamp;#34;: Trăn trở không của riêng gia đình nào - 1

Roi vọt có khiến con ngoan? (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bậc phụ huynh nuôi dạy con theo phương pháp truyền thống như cách ông bà, cha mẹ đã nuôi dạy ngày trước. Chúng ta ngộ nhận sự khôn lớn, dạn dày là kết quả của việc rèn giũa nghiêm khắc bằng đòn roi, quát mắng, bằng những lời hứa trong nước mắt.

Nhưng rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc giáo dục trẻ bằng roi vọt không chỉ tổn hại đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, trí tuệ của trẻ.

Chia sẻ về cuốn sách Phương pháp dạy con không đòn roi, nhà báo Nguyễn Quỳnh Hương cho rằng, trẻ em luôn có lý do với mọi vấn đề. Ví dụ, các em bé sẽ sẵn sàng xé bỏ lớp giấy dán tường chỉ đề biết phía sau lớp giấy ấy là cái gì? Đục thủng một lỗ trên màn để xem con muỗi có bay vào hay không... 

Với người lớn, đó là những hành vi vô lý. Nhưng với trẻ con, những câu hỏi tò mò luôn vô hạn về mọi điều diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta chịu khó nhún người xuống thấp, và suy nghĩ như những đứa trẻ, thì chúng ta sẽ hiểu và thông cảm cho những hành vi phá phách của con cái. Và nghĩ rộng ra, hành động đó chính là những bài học giúp trẻ khám phá thế giới rộng lớn.

amp;#34;Phương pháp dạy con không đòn roiamp;#34;: Trăn trở không của riêng gia đình nào - 2

Các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, khi trẻ quấy khóc, phá rối, mục đích chính của chúng là thu hút sự chú ý của chúng ta. Và biện pháp duy nhất để giải quyết mọi vấn đề, là dành tình yêu thương cho chúng nhiều nhất có thể. Yêu thương ở đây không phải là nuông chiều vô hạn, mà cần biết đưa ra ranh giới, thay vì ra lệnh hãy yêu cầu, hãy kết nối với con và đặt mình vào vị trí để hiểu chúng đang nghĩ gì.

… Và kỷ luật không rắc rối

Trong cuốn sách “Phương pháp dạy con không đòn roi”, từ việc chỉ ra 20 sai lầm của kỷ luật mà bất kì cha mẹ vĩ đại nào cũng dễ dàng phạm phải, Tiến sĩ Y khoa Daniel & Tiến sĩ Triết học Tina Payne đã hướng độc giả cùng nghĩ lại về kỷ luật, cách xử lí hành vi, cung cấp kiến thức cơ bản về bộ não và sự ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ đó biết cách biến cơn thịnh nộ thành sự thanh thản.

Phương pháp dạy con không đòn roi cũng đưa ra công thức 3W trong nuôi dạy con: wait – what – why. Wait (đợi chờ) có nghĩa là cha mẹ phải đặt mình ra khỏi bối cảnh câu chuyện, rồi từ từ quan sát (what) để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi sai trái của trẻ. Khi hiểu rõ vấn đề, lấy lại sự bình tĩnh, sẽ đưa ra 3 câu hỏi (why): tại sao con làm như vậy? Mong muốn của con sau hành vi (sai trái) đó là gì? Điều bạn muốn dạy con là gì? Và dạy con theo cách nào là tốt nhất?

amp;#34;Phương pháp dạy con không đòn roiamp;#34;: Trăn trở không của riêng gia đình nào - 3

Kỷ luật là giáo dục, học hỏi, là tìm kiếm bài học trong những trải nghiệm hàng ngày bất chấp sự chán chường hay thịnh nộ. Việc học hỏi luôn dành cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Và việc nỗ lực nuôi dạy trẻ không rắc rối gần như là một trong những nhiệm vụ thách thức mà bất cứ ai trong chúng ta từng thực hiện. 

Qua những câu chuyện, kinh nghiệm khi làm việc với các bệnh nhân của mình, hai tác giả Daniel & Tina đã dạy chúng ta tầm quan trọng sống còn của sự kết nối và thấu hiểu, sự kiên nhẫn và bền bỉ. Qua đó, cuốn sách hướng các bậc cha mẹ hướng tới phương pháp coi trọng tình yêu thương và bảo toàn tố chất tự nhiên của trẻ, tạo môi trường sống  an toàn, lành mạnh để trẻ được tự do phát triển nhưng vẫn nghe lời, ngoan ngoãn mà không cần dùng đến những phương pháp cực đoan.

Ngân Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sách hay cho bạn