Tự truyện 192 hours: Chống chọi cơn đau (tiếp)

Ngày 21/08/2014 08:01 AM (GMT+7)

Cơn đau tràn ngập cơ thể. Tôi chưa từng trải qua cảm giác nào đau đớn kinh khủng như vậy. Cái gì cũng đau, đau khắp nơi. Cứ như thể chiếc võng tạm bợ này đang đè nghiến tôi vậy.

Cơn đau tràn ngập cơ thể. Tôi chưa từng trải qua cảm giác nào đau đớn kinh khủng như vậy. Cái gì cũng đau, đau khắp nơi. Cứ như thể chiếc võng tạm bợ này đang đè nghiến tôi vậy.

Ngày 11/8, Annette Hefkens, tác giả cuốn 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh đã trở lại Việt Nam và tham dự buổi ra mắt sách vào ngày 12/8 tại TP.HCM, trở lại hiện trường máy bay rơi ở núi Ô Kha, Khánh Hòa ngày 13/8. Cuốn sách kể về hành trình vật lộn của người phụ nữ Hà Lan sống sót duy nhất trên chuyến bay bị nạn khi di chuyển từ TP.HCM đến Nha Trang, Khánh Hòa.

Xin trích đăng phần tiếp theo trong cuốn sách này:

Bệnh viện trong làng

Cơn đau đánh thức tôi dậy. Cơn đau tràn ngập cơ thể. Tôi chưa từng trải qua cảm giác nào đau đớn kinh khủng như vậy. Cái gì cũng đau, đau khắp nơi. Cứ như thể chiếc võng tạm bợ này đang đè nghiến tôi vậy. Vẫn còn sớm, chỗ cắm trại được nhuộm tím bởi ánh sáng bình minh. Nhóm cứu hộ đã nai nịt xong và sẵn sàng đi tiếp. Thấy tôi thức giấc, nhóm này tiếp tục trò chuyện rổn rảng bằng tiếng Việt, giống như ngày hôm trước. Họ cho tôi uống thêm một ngụm nước cơm và đặt lại tôi lên vai. Và cũng như ngày hôm qua, cả nhóm cố gắng cẩn trọng tối đa trong nhất cử nhất động. Họ vẫn cởi giày ra, để đi êm ái hơn. Lúc nào cả nhóm cũng canh chừng xem tôi có ổn không. Tôi cố tỏ ra can đảm, cố không cho họ thấy tôi đang quằn quại trong cơn đau như thế nào. Tôi chỉ hy vọng nụ cười méo xệch như bị tra tấn của mình lúc này có thể truyền tải phần nào thông điệp vế sự biết ơn của mình đối với nhóm cứu hộ.

Chúng tôi xuống núi, cây rừng dày đặc. Có đến hàng trăm ngàn cây. Rất dốc. Những nhánh cây cứ quét vào mặt tôi. Tôi nhắm mắt lại. Chóng mặt quá. Không thể nhìn rừng mà thấy cây, tôi nghĩ vậy. Bất thình lình dấu hiệu của sự văn minh xuất hiện. Tôi nhìn thấy vài căn nhà gỗ nằm rải rác. Một người đàn ông nhìn đầy uy quyền xuất hiện và chỉ huy nhóm cứu hộ. Người đàn ông này mặc trang phục quân đội. Ngay tức thì, tôi có cảm giác không thích con người này. Ông ta nói được tiếng Anh nhưng hình như không có ý định nói chuyện với tôi. Ông này chỉ nói: “Tôi phải gọi điện thoại”. Ủa, tôi cũng cần gọi điện vậy! Tôi được nhóm cứu hộ cho vào phía sau xe tải; chỉ một trong số vào đó và ngồi cạnh tôi, Tôi vẫy tay chào số người còn lại trong nhóm. Từ biệt đầy tiếc nuối. Tôi đặt hai tay trước ngực và cúi đầu. Một động tác cảm ơn tôi thường làm khi gặp khách hàng Nhật Bản. Nhóm cứu hộ cười toe, để lộ những hàm răng không đều cho lắm. Họ là những đấng cứu thế của đời tôi.

Xe đưa tôi đi được một tiếng rưỡi. Tôi cố gắng giao tiếp với người đàn ông quân đội, đang ngồi kế tài xế. Nhưng ông này lờ tôi đi. Trái lại, người cứu hộ ngồi cạnh luôn đáp lại bằng một nụ cười.

Chúng tôi dừng lại tại một ngôi làng. “Bệnh viện”, người cứu hộ nói. Họ nhấc bổng tôi lên và khiêng tôi vào trong một tòa nhà nhỏ. Họ cho tôi vào căn phòng không cửa sổ, nằm trên cái bục bằng đá xây dính liền vô tường. Hai cô gái người Việt thân thiện được cắt cử ở đó để canh chừng tôi. Hai cô cười rất nhiều. Họ thoa các vết thương của tôi bằng một miếng vải, nhưng chỉ dừng lại ở cánh tay và bàn chân. Không thấy họ lột đồ tôi ra. Tuyệt nhiên không có ánh sáng hay điện đóm gì trong phòng. Tôi thực sự ngạc nhiên vì nơi này vẫn còn nguyên thủy đến vậy. “Làm sao thiếu thốn như vậy mà các bạn có thể đánh bại được người Mỹ?”. Tôi hỏi. Hai cô gái chỉ cười. Tại vì họ không hiểu tiếng Anh, hay tại vì cái quai hàm bị vỡ của tôi cứ bép xép liên tục? Có điều tôi thực sự thích hai cô gái này.

Tôi thức, rồi lại thiếp đi trên chiếc giường đá, thậm chí không màng suy nghĩ xem tất cả những gì vừa diễn ra có ý nghĩa như thế nào với mình. Tôi cứ nhẫn nại đón nhận mọi việc, như bản chất vốn dĩ của chúng.

 

Bệnh viện tại TP.HCM

Tôi nhập viện tại TP.HCM, nằm trên sàn chung với các nạn nhân khác của một vụ tai nạn xe khách. Ai cũng kêu rên vì đau. Hai người châu Âu tiếp cận tôi. Một người nói chuyện rất to qua điện thoại, bằng tiếng Pháp, trông có vẻ căng thẳng. Ông tự giới thiệu là bác sĩ, rồi tiếp tục nói chuyện thông qua điện thoại. Người đàn ông còn lại là Chris, người Hà Lan hiện đang sống ở Việt Nam và là bạn của Pasje. Chris là hiện thân của sự điềm tĩnh. Anh nói với tôi rằng em trai và em gái của Pasje đã đến Việt Nam, còn ba mẹ tôi đang trên đường tới đây. Tôi nghe mà không thể tin được. “Chúng tôi sắp đưa cô ra khỏi đây”, Chris nói bằng một giọng hết sức dễ chịu.“Cô chỉ cần chờ thêm một chút nữa thôi”. Hai nam y tá khiêng tôi lên. Tôi lả đi, chỉ kịp mơ hồ nhận ra đám đông và sự nhốn nháo trong bệnh viện. Ở đâu cũng có người, nằm ngay trên lối đi. Hai y tá khiêng tôi lên cầu thang và đưa vào phòng riêng dành cho hai người.

Và anh! Jaime. Như mọi khi, anh mặc áo thun trắng, quần jeans xanh. Nhìn tôi với rất nhiều cung bậc cảm xúc: nhẹ nhõm, sợ hãi, trông ngóng. Tôi như không tin vào mắt mình. Làm sao chuyện này có thể xảy ra? Điều khiến tôi lo lắng là công việc, và câu đầu tiêng tôi hỏi Jaime là: “Anh làm cái quái gì ở đây vậy? Ai lo cho công việc ở nhà?”. Jaime trông bối rối thấy rõ.

Jaime kể tôi nghe việc anh rời khỏi Hà Lan với em trai và em gái của Pasje cách đây hai ngày như thế nào – họ đi mà vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay. Khi đến Việt Nam, Chris báo với Jaime là Pasje đã chết, còn tôi thì sống. Chris thuyết phục Jaime ở yên, đừng đến Nha Trang làm gì. Mặc dù rất mừng khi gặp Jaime ở đây, tôi biết rõ là Jasper và Miebeth đang chờ. Tôi muốn tự nói với họ rằng Pasje chết rồi. Bất chấp tất cả, tôi vẫn thấy mình có trách nhiệm và rất tự chủ. Miebeth vào một mình. Chúng tôi nhìn nhau. “Pasje chết thật rồi”, tôi nói. “Anh ấy chết trong khi vẫn nhoẻn miệng cười”. Miebeth nhoài người và ôm chầm lấy tôi.

Cuộc hội ngộ đầy xúc động của chúng tôi bị gián đoạn khi hai y tá vào đưa tôi đi chụp X quang. Đau như tra tấn. Cái hông gãy của tôi bị đặt trên tấm nẹp bằng kim loại (loại dùng dể bắt vít cố định trong mấy trường hợp gãy xương). Khi các bác sĩ bước ra khỏi phòng để chụp phim, tôi lại thét lên trong đau đớn và sợ hãi. Sợ bị bỏ lại một mình. Không có nước uống. Tình trạng tâm lý của tôi lúc này sao mà yếu đuối mong manh đến vậy! Thật khác xa với lúc ở trong rừng.

Cùng lúc đó, ba mẹ và chị tôi đến Việt Nam. Mẹ bước vào phòng. Vừa trông thấy mẹ, tôi òa khóc. Cuối cùng tôi cũng khóc được. “Mẹ đến đây vì con sao? Pasje đã chết rồi!”.

Tôi không còn nhớ bất cứ chuyện gì xảy ra sau đó.

Bệnh viện tại Singapore

Tại Singapore, tôi được nằm trong phòng điều trị với chất lượng không thua kém gì một khách sạn hạng sang: lớn, nội thất đẹp, và có tủ lạnh riêng. Hoa khắp nơi. Mẹ tôi, ba tôi, chị tôi và Jaime cứ lui tới như con thoi.

Tôi khóc. Khóc cho Pasje. Khóc tu tu. Nức nở, co giật liên hồi. Tôi khóc và đòi uống nước. Sau đó lại khóc nhiều hơn và đòi thêm nước. Ai cũng nhảy dựng cả lên mỗi lúc trông thấy tôi như vậy.

Tự truyện 192 hours: Chống chọi cơn đau (tiếp) - 1
Bà Annette nằm tại bệnh viện Singapore. (Ảnh Tư liệu)

Ba tôi cứ nói đi nói lại rằng ông yêu tôi nhiều lắm, nghe thì ngọt ngào nhưng lạ tai sao đó, ở Hà Lan chúng tôi cũng không nói vậy. Tôi rất hạnh phúc khi có ông ở đây, mặc dù ông cứ vô ý đạp lên ngón chân tôi hoài. Mỗi lần như vậy tôi lại thét lên vì đau. Tại sao ngón chân lại cs thể nhạy cảm như vậy nhỉ? Mẹ tôi. Ôi, mẹ tôi. Biết bao nhiêu là sắc thái cảm xúc trên gương mặt bà: từ hạnh phúc viên mãn đến cồn cào lo lắng rồi lại đau xót. Mẹ tôi đau nỗi đau của tôi. Pasje…

Bác sĩ cứ ra vô liên tục. Ông bác sĩ người Ấn Độ đầy hoan hỉ, người đã giải phẫu vết thương của tôi; ông bác sĩ người Mỹ gốc Do Thái đầy tận tâm, người phụ trách các mảnh xương vỡ và phổi của tôi; và vị nữ bác sĩ đáng yêu người Hoa, Myra. Bà đã giúp hoàn chỉnh quai hàm của tôi lại. Bà bác sĩ này cương quyết bắt tôi ăn đồ mềm, dễ nuốt. Rất nhiều đồ ăn mềm. Myra cứ mang thức ăn vào liên tục. Bà lo lắng khi thấy tôi sut cân bất luận tôi ăn nhiều thế nào. Myra đề nghị mua một ít đồ chơi điện tử ở Singapore để tôi bớt lo nghĩ. Chị Eveline mua cho tôi loại trò chơi điện tử cầm tay vốn rất được ưa chuộng vào thập niên 90. Trò chơi xếp gạch. Tôi là “trùm” chơi trò này ở văn phòng. Tôi chơi trò này lúc đang giao dịch, lúc tôi là người đàn bà thống lĩnh vũ trụ này, lúc tôi còn vô tư lự, đầy hạnh phúc và viên mãn.

Còn bây giờ, tôi như biến thành con gà nhút nhát. Tôi phát cuồng lên khi người ta đẩy tôi qua sảnh lớn, phát cuồng lên khi không có nước uống, phát cuồng lên khi bị bỏ lại một mình trong phòng chụp X quang. Người ta sẽ bỏ tôi ở đây đến bao giờ? Tôi cứ bấu chặt vào chai nước nhỏ của mình với nỗi ám ảnh đầy hoảng loạn.

Dĩ nhiên, tôi là người quảng giao. Tôi cười với mọi người, pha trò, đọc lớn tất cả thư từ và bản fax, thưởng thức đồ ăn “ngập mặt”. Tôi uống hàng lít sữa Cô gái Hà Lan. Nhưng tim tôi sao nặng nề quá, hay là nó nhẹ bẫng? Có ai khoét lỗ trong đó, hay đặt quả cân lên? Pasje của tôi! Tôi trông thấy gương mặt thân thiết của anh, đôi mắt ướt màu nâu của anh, thân hình vạm vỡ và mạnh mẽ của anh. Tôi nhìn thấy Pasje mỉm cười, nghe tiếng anh cười giòn ta,n. Tôi thấy anh chết. Tôi thấy anh vẫn ở đây. Lúc nào tôi cũng thấy anh. Tôi khóc. Tôi nức nở. Đừng nghĩ tới Pasje. Đừng nghĩ là anh đã chết. Đừng nghĩ tới tương lai, tôi tự nhủ. Nhưng tôi không làm được. Vẫn nghĩ tới Pasje. Vẫn không nguôi nghĩ về anh và uống nước.

Mọi người túc trực bên giường tôi. Anh tôi cũng bay đến Singapore. Anh là bác sĩ của gia đình, nhưng chị tôi và Jaime mới là những người chủ động ra quyết định trong mọi việc, Lúc này họ lại đang bàn xem sẽ ra quyết định gì tiếp theo, về tôi. Cả hai quyết định tôi cần một người túc trực, ngủ bên cạnh vào ban đêm. Lúc nào cũng vậy.

Về phần mình, tôi cứ miên man nghĩ về khu rừng. Khu rừng của tôi yên bình làm sao.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sách hay cho bạn