Nữ kỹ sư khiếm thị 9x thay đổi công nghệ thế giới, làm việc tại Apple là ai?

Ngày 01/08/2016 00:03 AM (GMT+7)

Jordyn Castor, nữ kỹ sư khiếm thị 9X đang làm việc cho Apple chia sẻ: “Sự mù lòa không giới hạn những gì bạn có thể cống hiến cho cuộc sống”.

Mẹ của Jordyn Castor sinh non cô khi mới được 15 tuần và cô nặng chưa đầy 1 kg. Ông nội Jordyn dễ dàng bế đứa cháu yếu ớt chỉ với một tay và xỏ vừa chiếc nhẫn cưới của ông vào cổ tay cô.

Các bác sĩ đã kết luận Jordyn khó lòng sống nổi, song bằng sức mạnh kỳ diệu, cô  vẫn trở thành sinh viên xuất sắc của Đại học Michigan, Mỹ. Cô hiện làm việc tại bộ phận Accessibility design (chuyên thiết kế và kiểm tra các tính năng cho người khuyết tật) của Tập đoàn Apple.

Hành trình đến với Apple

Castor 22 tuổi, bị mù ngay từ khi mới chào đời, nhưng cô rất may mắn luôn có bố mẹ bên cạnh động viên, khuyến khích. Chính bố mẹ đã giúp cô sớm tiếp cận với công nghệ qua chiếc máy tính để bàn vào năm cô học lớp 2. Không chỉ có gia đình mà các thầy cô ở trường cũng khuyến khích cô sử dụng máy tính để học.

Castor nói: “Tôi nhận ra rằng máy tính có thể thực hiện các công việc tôi muốn làm, hiện tại tôi tập trung vào việc tăng cường các tính năng như VoiceOver (âm thanh cao) cho người mù dùng công nghệ. Tôi nghĩ với kiến thức về máy tính và công nghệ của mình, tôi có thể giúp người khuyết tật thay đổi cuộc sống”.

Mang quan điểm cá nhân để đổi mới Apple

Có một mảng mà tất cả các sản phẩm công nghệ đều chưa quan tâm đến, đó chính là các tính năng cho người khuyết tật. Apple đã quyết định đưa các tính năng dành cho người khiếm thị thành một phần quan trọng cho các sản phẩm của mình.

Nữ kỹ sư khiếm thị 9x thay đổi công nghệ thế giới, làm việc tại Apple là ai? - 1

Castor cho biết, thành công của cô chính là nhờ công nghệ mới và chữ nổi. Điều đó nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người, kể cả người kiếm thị.

Khi mới tốt nghiệp, Castor được tiếp cận với Apple tại hội chợ việc làm Minneapolis vào năm 2015. Khi ấy cô đã rất lo lắng khi gặp các nhà tuyển dụng của “gã khổng lồ” công nghệ của thế giới.

Castor đã nói với Apple rằng vào sinh nhật năm 17 tuổi cô ấy đã nhận được một chiếc iPad. Món quà đã nhân lên niềm đam mê công nghệ trong cô bởi thiết bị này có khả năng tiếp cận rất dễ dàng. “Mọi thứ đều được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng trên một tấm bảng. Đó là điều tôi chưa bao giờ được trải nghiệm trước đây. Tôi sẽ làm thay đổi cuộc sống của người khiếm thị".

Sarah Herrlinger, giám đốc mảng sáng kiến và chính sách truy cập toàn cầu của Apple cho biết, một mục tiêu quan trọng của tập đoàn là phát triển những tính năng công nghệ tích hợp vào thiết bị được sử dụng cho nhiều đối tượng hơn, đồng thời giảm giá thành sản phẩm. Trước đây, những người khiếm thị phải mua thiết bị hỗ trợ mới có thể sử dụng các sản phẩm công nghệ. Do đó, Apple đang nỗ lực tăng cường khả năng truy cập cho tất cả nhóm người dùng trên chỉ một thiết bị, dù họ bình thường hay khuyết tật.

Tại hội chợ việc làm năm 2015, với tài năng của mình, Castor đã được nhận làm thực tập sinh mảng VoiceOver. Kết thúc đợt thực tập, sự thể hiện xuất sắc cùng kỹ năng tuyệt vời của Jordyn đã thuyết phục Tập đoàn Apple giữ chân cô lại. Cô chính thức trở thành kỹ sư làm việc tại bộ phận chuyên thiết kế và kiểm tra các tính năng cho người khuyết tật.

Công nghệ cao nối tiếp công nghệ thấp

Castor cho biết, thành công của cô chính là nhờ công nghệ mới và chữ nổi. Điều đó nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người, kể cả người kiếm thị. Chữ nổi và công nghệ mới thường được miêu tả như là mâu thuẫn với nhau.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng chữ nổi là chìa khóa để làm cho người khiếm thị ổn định cuộc sống. Với hơn 70% người mù thiếu việc làm, phần đông những người này (khoảng 80%) có một điểm chung là họ có thể đọc được chữ nổi.

Đối với Castor, chữ nổi rất quan trọng cho công việc sáng tạo của mình tại Apple và cô ấy khẳng định công nghệ bổ sung chữ nổi là rất cần thiết.

“Tôi sử dụng chữ nổi mỗi khi tôi viết. Chữ nổi làm tôi biết cảm nhận được cuộc sống này,” Jordyn nói.

Cô sử dụng phối hợp giữa con số và chữ cái nổi. Thậm chí với sự hiện diện lớn của công nghệ trong cuộc sống của mình, cô vẫn thích đọc chương trình nghị sự bằng chữ nổi. Bởi vì theo Jordyn nói: “Tôi có thể nhận ra ngữ pháp. Tôi có thể nhận ra dấu chấm câu. Tôi có thể biết đọc những thứ được viết ra”. 

Các công nghệ mà Apple tạo ra đã truyền sức mạnh cho tình yêu chữ nổi của cô  cũng có những thay đổi khác nhau, như bảng chữ nổi có thể cắm vào các thiết bị để giúp cô có thể giao tiếp. Nhưng Castor cũng thường bỏ bảng chữ nổi, chỉ dùng lời thuyết minh để điều hướng các thiết bị của mình và đọc màn hình.

Tập đoàn Apple cho biết người khiếm thị có quyền tự lựa chọn cách tiếp cận để giao tiếp.

Đưa người kiếm thị trở lại cộng đồng

Tuần trước, Castor đã tham dự một hội nghị được tổ chức bởi Hiệp hội người khiếm thị. Tại hội nghi cô đã có dịp chia sẻ câu chuyện về tình yêu công nghệ của mình.

“Khi có mặt ở đây, tôi nghe thấy mọi người đều sử dụng VoiceOver. Cảm giác được cống hiến cho xã hội và cộng đồng những người không may bị khiếm thị như mình thật tuyệt vời,” Castor hạnh phúc chia sẻ.

Gần đây, Castor có cơ hội cống hiến sức trẻ và tài năng của mình cho một thế hệ cả thế giới kỳ vọng - những kỹ sư trong tương lai. Bởi Castor là một trong những nhân tố góp phần phát triển chương trình sắp được Apple phát hành mang tên sân chơi Swift. Cô đưa chương trình này đến với trẻ em khiếm thị - những người đã phải chờ đợi điều này từ rất lâu.

Mỗi bài học trong ứng dụng đều được thiết kế theo một trò chơi hoặc thứ gì đó vui vẻ với âm thanh và hình ảnh hấp dẫn nên rất phù hợp cho trẻ em tiếp cận với chương trình. Castor cùng các đồng nghiệp quyết định tích hợp lời thuyết minh vào bảng chữ nổi để người khiếm thị cũng có cơ hội trải nghiệm.

Thông qua sân chơi Swift, cô muốn truyền lửa cho những thế hệ lập trình viên khiếm thị trong tương lai cống hiến hết mình cho sự phát triển của toàn nhân loại.

Quỳnh Vân/ Dịch từ mashable
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật