Vì sao người Nhật cứ thấy rác là nhặt?

Ngày 07/11/2016 09:12 AM (GMT+7)

Vào năm 2014, nước Nhật đã làm cả thế giới chấn động khi các khán giả và cổ động viên người Nhật Bản đã tình nguyện ở lại dọn dẹp sân vận động trong một trận đấu bóng đá World Cup với Argentina.

Họ nhặt toàn bộ các lon nước ngọt, mảnh giấy và thậm chí là những nhánh hoa dập nát và sau đó bỏ vào thùng rác trên đường về. Hành động gây bất ngờ này không phải là sự tự phát nổi hứng hay ra vẻ của một nhóm người. Sự sạch sẽ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa của họ.

Không ít tờ báo trên thế giới đã bình luận rằng “Dù đội tuyển Nhật Bản thua 2–1 trong trận đấu đó nhưng cổ động viên Nhật và cầu thủ Nhật đã thắng toàn diện trong lòng người hâm mộ thế giới nhờ những hành động đẹp”.

Nhật Bản từ lâu đã là một nước đi đầu thế giới trong lĩnh vực tái chế. Kể từ năm 1997, đất nước này đã đã thông qua một số đạo luật để đảm bảo xử lý an toàn chất thải nhựa. Theo Viện Quản lý chất thải nhựa, tỷ lệ tái chế của Nhật Bản là 77%, gần gấp đôi của Vương quốc Anh và cách xa hơn nhiều lần khi so sánh với con số 20% của Mỹ.

Nhật Bản là một đất nước đáng kinh ngạc sạch. Tại Tokyo ví dụ, nhà vệ sinh công cộng, các đường phố, công viên, hồ nước, và tất cả những nơi công cộng nói chung hoàn toàn vắng bóng tình trạng xả rác. 

Vì sao người Nhật cứ thấy rác là nhặt? - 1

Một giám đốc người Nhật nhặt rác ở Hồ Gươm. Nguồn ảnh: Tiền Phong

Người Nhật rất sạch sẽ và họ thường dạy trẻ con giữ gìn vệ sinh từ rất sớm. Các trường học ở Nhật thường không có nhân viên dọn dẹp, mà học sinh Nhật thường tự quét, lau dọn phòng học, cửa kính, cầu thang… khoảng 30 phút mỗi ngày.

Một bà mẹ Nhật từng chia sẻ, trong danh sách những món đồ chị chuẩn bị cho con mang đến trường luôn phải có giẻ lau. Bọn trẻ sẽ dùng giẻ này để tự lau sàn nhà hoặc bàn ghế ngồi.

Một trong những truyền thống của hệ thống giáo dục Nhật Bản là học sinh phải tự làm o-soji (người lau dọn) ở trường theo lịch, thông thường là 4 lần một tuần. Ngày cuối cùng mỗi kì học có một buổi tổng vệ sinh. Mỗi lớp có trách nhiệm tự dọn vệ sinh lớp mình và những khu vực khác xung quanh trường.

Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu xã hội và giáo dục, Nhật còn là quốc gia đề cao nguyên tắc và các giá trị sống, đặc biệt là lòng tự trọng. Tự trọng là coi trọng giá trị của mình, không cho phép mình làm việc sai trái hoặc làm việc gì đó ảnh hưởng đến người khác. Họ luôn giữ hình ảnh đẹp dù là ở bất cứ đâu.

Một nguyên nhân khác khá kì lạ là không gian công cộng có rất ít thùng rác. Các biển báo phổ biến ở Nhật Bản luôn nhắc nhở người dân giữ rác và mang về nhà. Tại Nhật, chỉ trong nhà và nơi sinh hoạt mới có thùng rác. Chính vì thế, người dân sẽ hình thành dần thói quen không mang theo rác và xả ở nơi công cộng.

Một số giá trị văn hóa truyền thống Nhật Bản đã góp phần vào việc hình thành nên môi trường sống sạch sẽ. Tại Nhật Bản, nếu bạn vừa đi bộ vừa ăn bất cứ thứ gì thì sẽ bị những người xung quanh đánh giá là thô lỗ. Chính vì thế, khi mua hàng ở những máy bán tự động, bạn sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng sản phẩm ngay tại chỗ và vứt rác vào thùng rác ngay kế bên. Bên cạnh đó, người Nhật cũng thường đem theo khăn tay để tránh phải sử dụng khăn giấy dùng một lần.

Phanh Thanh/ dịch từ thealternative
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bạn đọc