Những sự kiện giáo dục "nóng" trong năm 2015

Ngày 22/12/2015 08:12 AM (GMT+7)

Một năm nữa lại sắp khép lại và câu chuyện đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo vẫn liên tiếp được nhắc tới. Đây sẽ còn là bài toán làm đau đầu những nhà quản lý, chuyên gia giáo dục có trách nhiệm trong năm 2016 sắp tới.

Kỳ thi '2 trong 1'

Nếu những năm trước, sau khi học hết chương trình trung học phổ thông, thí sinh phải tiến hành đồng loạt hai kỳ thi là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Sự căng thẳng dồn dập đè lên vai thí sinh trong cùng một thời gian ngắn khiến cho nhiều chuyên gia giáo dục, dư luận xã hội không ngừng đề xuất nên ghép hai kỳ thi này vào làm một.

Sau nhiều bàn bạc, thống nhất, một kỳ thi hai trong một mang tên kỳ thi quốc gia chung được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cho áp dụng từ năm 2015.

Đánh giá sau kỳ thi, Bộ trường Bộ Giáo dục và Đạo tạo Phạm Vũ Luận cho rằng về cơ bản kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn dù có không ít sự cố, sai sót kỹ thuật khiến một bộ phận thí sinh gặp khó khăn khi rút- nộp hồ sơ; hay việc cán bộ coi thi ký nhầm trên giấy thi khiến hội đồng thi phải sử dụng đề thi dự trữ; việc thiếu đề thi phải kéo dài thời gian làm bài ở một hội đồng khác..

"Sàn chứng khoán" mang tên Đại học Kinh tế quốc dân

13h45 ngày 19/8 (hạn cuối cùng của đợt nộp hồ xơ xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1 năm 2015), hàng nghìn thí sinh đã tập trung dưới cái nắng nóng gay gắt của mùa hè để chen chân và rút- nộp hồ sơ xét tuyển tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Những sự kiện giáo dục quot;nóngquot; trong năm 2015 - 1

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 tại Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Ảnh: Người lao động

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, hội trường Đại học Kinh tế quốc dân không khác nào một sàn chứng khoán cỡ đại khi số phận của thí sinh hoàn toàn phụ thuộc vào lệnh rút- nộp hồ sơ.

Canh bạc cuộc đời, tương lai sự nghiệp của hàng nghìn thí sinh trông chờ vào giây phút sinh tử nên hình ảnh mà mọi người nhìn thấy là ánh mắt lo lắng, khuôn mặt thất thần xen lẫn hồi hộp của thí sinh và cái nhìn đăm chiêu chờ đợi của các bậc phụ huynh.

Tự phong Giáo sư tại Đại học Tôn Đức Thắng

Một chuyện hy hữu về giáo dục xảy ra trong năm 2015 đó là việc Đại học Tôn Đức Thắng bước qua mọi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phong danh hiệu Giáo sư phải qua phê duyệt của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước để tự phong Giáo sư cho cán bộ giảng viên tại trường.

Về việc này, ông Bùi Mạnh Nhị- Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước khẳng định việc này không đúng quy định và cần phải dừng lại.

Những sự kiện giáo dục quot;nóngquot; trong năm 2015 - 2

Phong hàm giáo sư, phó giáo sư phải theo đúng quy định của nhà nước.

Theo ông Nhị, chức danh Giáo sư, Phó giáo sư là chức danh nghiêm túc và vinh dự, không thể tùy tiện công nhận. Quyết định số 174 của Thủ tướng (sửa đổi năm 2013) quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nêu rõ, để được công nhận đạt tiêu chuẩn các chức danh đó, ứng viên phải đăng ký và phải gửi hồ sơ tới các cơ sở xét duyệt theo quy định; nếu được Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở đồng ý thông qua, hồ sơ của ứng viên sẽ được chuyển tới Hội đồng chức danh giáo sư ngành/liên ngành xem xét.

Tại Hội đồng này, ứng viên sẽ trình bày báo cáo tổng quan kết quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đồng thời Hội đồng sẽ kiểm tra năng lực ngoại ngữ của ứng viên. Cuối cùng, trên cơ sở kết quả bỏ phiếu, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước sẽ xem xét, đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm với từng hồ sơ ứng viên.

Đề xuất bãi bỏ môn lịch sử tại trường phổ thông

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc.

Tuy nhiên trước đề xuất này, nhiều chuyên gia giáo dục và lịch sử lên tiếng kịch liệt phản đối.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng ông không tán thành cách ứng xử với môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT. Mặc dù chúng tôi hết sức ủng hộ việc đổi mới để có kết quả tốt hơn nhưng không phải theo cách “cái gì không làm được thì bỏ đi”. 

Những sự kiện giáo dục quot;nóngquot; trong năm 2015 - 3

Năm 2013, việc xé đề cương môn Sử của học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) đã gây ra rất nhiều tranh luận. Ảnh: T.L

"Không phải giới lịch sử chúng tôi đề cao môn học này mà bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản”, ông Dương Trung Quốc nhìn nhận.

Học sinh lớp 8 đòi làm thay việc của Bộ trưởng giáo dục

Chứng kiến, thấu hiểu những vấn nạn mà ngành Giáo dục đang gặp phải, một học sinh lớp 8 tên Vũ Thạch Tường Minh- trường chuyên Armsterdam Hà Nội đã thẳng thắn nêu quan điểm giáo dục Việt Nam.

Dẫn lời cậu học sinh Vũ Thạch Tường Minh: Suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam.

"Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”, cậu bé Tường Minh phát biểu.

Liên tiếp bạo hành trẻ mầm non

Trong năm 2015 liên tiếp các vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra dưới sự bất lực của cơ quan quản lý.

Hàng loạt hành vi phản cảm của giáo viên mầm non được dư luận phanh phui như giáo viên trói tay, nhét giẻ vào miệng, đánh trẻ, khóa nhốt cửa, cho trẻ nhặt rác ăn...

Scandal bạo hành trẻ mầm non này chưa qua lại tiếp tục tái diễn hành vi khác với mức độ trầm trọng hơn, điều này đặt dấu chấm hỏi lớn cho những nhà quản lý giáo dục.

Được biết, sau mỗi sự việc xảy ra, những văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm được ban hành, song đó là chưa đủ để hàng trăm nghìn giáo viên khác nhận thức vấn đề để có ứng xử phù hợp.

Dương Ngân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot