Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa

Ngày 01/05/2017 12:55 PM (GMT+7)

Để chạy theo tiêu chuẩn cái đẹp của thời xưa, phụ nữ từng thời kỳ cũng nghĩ ra đủ phương pháp làm đẹp “kinh dị” tới mức khó tin.

1. Bó chặt bàn chân 

Tục lệ lạ lùng, kỳ dị và gây nhiều đau đớn này bắt nguồn từ thời phong kiến tại Trung Quốc. Từ thế kỷ XIX trở về trước, người ta cho rằng đôi chân bé nhỏ thon như đài sen là biểu tượng của sự đoan trang vì vậy nhiều phụ nữ từ giới quý tộc đến các tầng lớp thấp hơn đều chịu đau đớn để niềng đôi bàn chân của mình.

Và đến đầu thế kỷ XX tục lệ này đã bị bãi bỏ do tính chất nguy hiểm và kỳ dị của nó.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 1

2. Áo ngực ngăn đôi bộ ngực

Ra đời từ thế kỉ XIX, chiếc corset dùng để tách rời gò bồng đào ra càng xa nhau càng tốt được phụ nữ châu Âu rất ưa chuộng. Chúng được sản xuất tại Anh và có tên là “Divorce Corset”.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 2

3. Nhuộm răng đen

Ở châu Á thời xưa tồn tại quan niệm rằng phải nhuộm bộ răng thành màu đen bóng hoàn toàn mới được coi là khỏe mạnh, xinh đẹp. Quan niệm này xuất hiện từ Nhật Bản từ những năm đầu công nguyên, sau đó được lan truyền sang các nước khác. Tại Nhật, nhuộm răng đen còn là một môn nghệ thuật có tên là Oharugo. Và như những tục lệ kỳ lạ khác, nhuộm răng cũng dần bị cấm từ đầu thế kỷ XX.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 3

4. Vẽ trang trí đôi chân bằng màu vẽ và nước trái cây

Vào thời thế chiến thứ 2, phụ nữ ở Mỹ đã sử dụng nhiều loại màu vẽ khác nhau để trang trí lên đôi chân của mình. Bởi vào thời đó nguyên liệu để sản xuất ra tất rất hiếm nên họ đành phải vẽ tất lên chân bằng màu hay nước ép trái cây có màu sắc đậm. Thậm chí vào những năm 1940 còn xuất hiện các cửa hàng phục vụ sơn chân cho phụ nữ.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 4

5. Gắn chi chít nốt ruồi giả lên mặt

Phong cách retro mà chúng ta vẫn theo đuổi ngày nay, không thể thiếu một nốt ruồi nhỏ ở vị trí gần mắt. Nhưng trang điểm bằng nốt ruồi với số lượng dày đặc như thế này thì thật là kỳ quái.

Vào thế kỷ XVIII, phụ nữ phương Tây ưa chuộng phong cách trang điểm cầu kỳ với điểm nhấn là nốt ruồi. Họ đã dùng miếng dán nốt ruồi với đủ kích cỡ và hình dáng khác nhau, họ cho rằng những miếng dán này sẽ che đi vết sẹo cho cơ thể. Trào lưu làm đẹp này đã bị dập tắt vào tận đầu thế kỷ XIX.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 5

6. Vẽ mạch máu lên da mặt

Thế kỷ XVII phụ nữ Anh cho rằng muốn thể hiện sự giàu có, sang trọng, quyền quý thì phải có nước da trắng toát và vòng một đầy đặn. Vì vậy, đa số các bộ váy của họ được khoét cổ khá sâu. Và bên cạnh đó tồn tại một phong cách trang điểm kỳ dị, đó là dùng mặc xanh để vẽ các đường vân như những mạch máu nhỏ lên da ngực và mặc để tăng thêm độ trong suốt và trắng sáng cho da.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 6

7. Tô lông mày nhiều màu sắc

Hàng lông mày là một trong những bộ phận quyết định đến tướng số của con người. Vì vậy, phụ nữ Trung Quốc vào thời Tần Thủy Hoàng thường dùng nhiều màu sắc khác nhau để tô vẽ cho lông mày nhằm hy vọng cuộc sống sung túc dài lâu. 

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 7

8. Nối hàng lông mày dính liền nhau

Vào những năm trước công nguyên, người Hy Lạp cổ đại cho rằng người có đôi lông mày dính liền nhau sẽ được xem là người trong sáng và thông minh. Nhiều người bẩm sinh không có đặc điểm như thế họ sẽ dùng một loại bột màu đen có tên là Kohl để vẽ một đường giữa trán coi như là nối liền hàng lông mày lại với nhau.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 8

9. Xóa sạch dấu vết của lông mi

Nếu như lông mày được phụ nữ thời xưa “tôn vinh” thì lông mi lại bị coi là biểu tượng của sự lẳng lơ, thiếu đoan chính. Vì vậy phụ nữ châu Âu thời Phục Hưng đã bằng mọi cách dù đau đớn để xóa đi hàng mi của mình. Và đến khoảng thế kỷ XVI, mọi người đã bắt đầu trở lại trang điểm cho lông mi.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 9

10. Tô phấn má hồng như chiếc bánh

Theo quan niệm thời nhà Tần ở Trung Quốc, phụ nữ cần phải sở hữu đôi má tròn đầy, vì theo quan niệm những người này sẽ đem đến sự ấm no, mạnh khỏe cho gia đình. Tiêu chuẩn về cái đẹp thời đó cũng là đôi má bánh bao hồng và vầng trán rộng thay vì eo thon và cằm nhọn như bây giờ.

Giật mình với những quan niệm làm đẹp kỳ dị và đau đớn của phụ nữ thời xa xưa - 10

An An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức làm đẹp