Biểu hiện nào chứng tỏ trẻ đang gặp “vấn đề” ở trường học?

Ngày 11/09/2016 01:23 AM (GMT+7)

Những “vấn đề” trẻ hay gặp ở trường học gồm: Trẻ bị bắt nạt, trẻ có bất đồng với bạn bè, trẻ sợ thầy cô giáo… nhưng nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là áp lực bài vở ở nhà, lớp.

Con tôi ở nước ngoài, vừa chuyển về học tại Việt Nam đầu năm học này. Mặc dù ở nhà vợ chồng tôi và cháu vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt nhưng tôi vẫn rất lo cháu đến trường chưa theo kịp được các bạn. Ngoài ra, môi trường học khác cũng có thể khiến cháu sinh ra chán nản, áp lực trong chuyện học hành. Mong chuyên mục tư vấn biểu hiện như thế nào chứng tỏ cháu đang gặp “vấn đề” hay bị áp lực ở trường học để tôi còn kịp điều chỉnh?

Thu Minh (Hà Nội)

Những “vấn đề” trẻ hay gặp ở trường học gồm: Trẻ bị bắt nạt, trẻ có bất đồng với bạn bè, trẻ sợ thầy cô giáo… nhưng nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là áp lực bài vở ở nhà, lớp. Một số trẻ không theo nổi chương trình học và cảm thấy chán nản.

Khi con bạn lo lắng hay phải chịu áp lực của việc đến trường, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một đứa trẻ cảm thấy bị căng thẳng do việc học sẽ có biểu hiện nhức đầu hoặc đau dạ dày. Bé cũng có thể có cảm giác hồi hộp và buồn nôn. Rối loạn giấc ngủ cũng là một biểu hiện của stress, khi trẻ ngủ không đủ, trẻ trở nên bẳn tính và mệt mỏi suốt cả ngày. Cảm giác mệt mỏi khiến cho ngày học của trẻ trở nên tồi tệ.

Một số dấu hiệu gợi ý khi trẻ gặp vấn đề về bài vở:

- Có biểu hiện học “dưới sức” khi ở trường.

- Không hoàn thành hết bài tập ở lớp hay ở nhà.

- Quên mang tập vở.

- Không nhớ những gì cha mẹ dặn dò.

- Từ chối sự giúp đỡ của mọi người.

Làm cách nào để giúp trẻ?

- Việc quan trọng nhất là cha mẹ nên cùng trẻ thu xếp một quỹ thời gian biểu học tập hợp lý để đảm bảo đủ thời gian cho trẻ giải quyết khối lượng bài tập về nhà.

- Hãy dạy trẻ thói quen sắp xếp có tổ chức, bắt đầu bằng việc dạy trẻ dán nhãn tất cả các tập sách và trang bị đầy đủ dụng cụ học tập như giấy kiểm tra, bút, tẩy, thước kẻ, máy tính… Nếu trẻ phải học nhiều lớp (học chính khóa, học thêm…) nên sắp sẵn các thứ cần mang theo cho từng lớp học ở một ngăn riêng.

- Tập cho trẻ kỹ năng phân loại bài tập. Những bài tập khó, dài hoặc cần học ngay (như bài kiểm tra) nên ưu tiên thực hiện trước.

- Sau 45 – 60 phút làm bài, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5 – 10 phút trước khi tiếp tục. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả trong việc giúp trẻ lấy lại năng lượng và làm đầu óc tỉnh táo.

- Nếu có điều kiện, nên tổ chức cho trẻ học nhóm với nhau.

- Trong những trường hợp bất khả kháng, bạn có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về việc gia hạn thêm chút ít thời gian để con bạn có thể hoàn thành tốt bài tập về nhà.

Mẹo rèn con phát triển tư duy toán học từ khi chưa đi học

Cảnh báo những bệnh trẻ hay gặp khi bắt đầu đi học

Xót xa những bé gái phải đi học "làm vợ" khi mới 8 tuổi

Chiêu giúp con thích đi học của bà mẹ có con sắp vào lớp 1

Britney Spears đi học để giúp con trai làm bài tập

Bé sắp chết còn bị cấm đội tóc giả đi học

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con