Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Ngày 15/03/2016 13:54 PM (GMT+7)

Xử lý “hẹp bao quy đầu” của trẻ không đúng cách có thể để lại những hậu quả về sau như ung thư dương vật, đái khó, tạo sỏi niệu đạo và có khả năng vô sinh.

Câu hỏi:

Năm nay, con trai tôi 3 tuổi. Tôi nghe nói, cần phải cắt bao quy đầu sớm để trẻ  không mắc bệnh hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, có nhiều ông bố bà mẹ đưa con đi cắt quá sớm khiến trẻ mỗi lần đi tiểu lại khóc thét vì đau đớn. Tôi rất hoang mang.

Thưa bác sĩ, tôi có nên cho con đi cắt bao quy đầu ngay hay không? Độ tuổi nào thích hợp đưa trẻ đi cắt bao quy đầu? Tôi có thể tự nong bao quy đầu cho trẻ ở nhà?

Độc giả Minh Nguyệt (Gia Lâm- Hà Nội)

Trả lời:

Hầu hết, các trẻ khi mới sinh đều có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tụt xuống được do có hiện tượng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3-4 năm đầu, dương vật lớn dần lên, lớp bề mặt da bong ra và tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ, bao quy đầu có thể tự tuột hẳn xuống. 

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ? - 1Bác sĩ chuyên khoa ngoại Trần Qúy Dương, Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt- Tp.Thái Nguyên 

Tuy nhiên, có nhiều ông bố bà mẹ chưa ý thức được việc kiểm tra bao quy đầu của con đã tuột hay chưa? Họ thường chủ quan bỏ qua để trẻ dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu. Sau đó, cho con đi cắt hoặc tự ý làm nong bao quy đầu của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa ngoại Trần Qúy Dương, Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt- Tp.Thái Nguyên sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ, những ảnh hưởng của việc không lột bao quy đầu và việc liệu có thể làm nong bao quy đầu tại nhà hay không.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Theo bác sĩ Trần Quý Dương, hẹp bao quy đầu hay Fimosis ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh có thể chữa được. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng sẽ có thể để lại những hậu quả về sau cho trẻ như ung thư dương vật, đái khó tạo sỏi niệu đạo, nhiễm trùng và có khả năng vô sinh.

Độ tuổi thích hợp cho việc tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu ở trẻ nên là từ sau 6 tuổi đến 12 tuổi. Bởi vì trước 6 tuổi bao quy đầu của trẻ có thể giãn ra rất nhiều và có khả năng tự bộc lộ. Sau 6 tuổi, bộ phận sinh dục của trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn và chuẩn bị cho thời gian dậy thì. Lúc này, có thể bao quy đầu không đủ giãn để đáp ứng với tốc độ phát triển của quy đầu dương vật, đặc biệt khi dương vật cương cứng”, bác sĩ cho biết.

Bố mẹ có thể tự nong bao quy đầu cho trẻ?

Bác sĩ Trần Qúy Dương nhấn mạnh bao quy đầu của trẻ dưới 6 tuổi có khả năng giãn nên các bậc phụ huynh có thể sử dụng biện pháp tự nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Nhưng, phải có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, bởi bố mẹ có thể vô tình làm tổn thương bộ phận sinh dục của trẻ.

Khi trẻ có các biểu hiện khó khăn trong sinh hoạt, nhất là đi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hay trẻ bị viêm bao quy đầu thì bố mẹ nên đưa trẻ đi làm thủ thuật cắt bao quy đầu. Đặc biệt, hẹp bao quy đầu nếu cố gắng bộc lộ quy đầu dương vật có thể tạo ra trường hợp hẹp bao quy đầu nghẹt. Và, đây là một cấp cứu ngoại khoa cần phải xử lý ngay”, bác sĩ khuyến cáo.

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ? - 2

Khi trẻ có các biểu hiện khó khăn trong sinh hoạt, nhất là đi tiểu thì cần đưa trẻ đi làm thủ thuật bao quy đầu. (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu

Trong trường hợp bao quy đầu không lộn được có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng sinh sản của trẻ sau này:

- “Khi trẻ đi tiểu khó khăn, nước tiểu đọng lại ở khe giữa đầu và bao quy đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nó có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng hệ tiết niệu”, bác sĩ Trần Quý Dương cho biết.

- Kìm hãm sự phát triển của kích thước dương vật.

- Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai.

- Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, ngại tiếp xúc với bạn khác giới.

- Ảnh hưởng tới chuyện chăn gối: Khi trẻ trưởng thành mà vẫn bị hẹp bao quy đầu thì quan hệ tình dục sẽ gây đau đớn.

"Trước 6 tuổi, bao quy đầu của trẻ có thể giãn ra rất nhiều và có khả năng tự bộc lộ. Trong trường hợp trẻ còn nhỏ nhưng xuất hiện các triệu chứng của tiểu khó hay viêm nhiễm như đi tiểu phải rặn và làm phòng bao quy đầu, trẻ quấy khóc và đỏ mặt mỗi khi đi tiểu, da quy đầu tấy đỏ,…các bậc phụ huynh cần có trẻ đi khám tại các cơ sở y tế", bác sĩ Trần Quý Dương cho biết. 

Vân Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em