Lưu ý "sống còn" phải nhớ khi tắm cho trẻ sơ sinh

Ngày 06/11/2015 18:00 PM (GMT+7)

Không đặt bé trong chậu khi nước còn chảy, không để bé ở một mình trong nhà tắm dù chỉ một giây,... là những nguyên tắc bắt buộc mẹ phải nhớ.

Một trong những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi tắm cho trẻ là không bao giờ được để bé một mình trong nhà tắm mà không có sự giám sát của người lớn, dù chỉ trong tích tắc. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho bé yêu, các bậc cha mẹ còn cần lưu ý những điều dưới đây:

Nhiệt độ nước tắm thích hợp

Nước tắm phải là nước ấm và được chuẩn bị sẵn trước khi đưa bé vào. Xả nước lạnh vào chậu tắm trước tiên sau đó mới thêm nước nóng để làm giảm nguy cơ bị bỏng em bé. Hơn nữa, nhiệt độ nước có thể thay đổi một cách nhanh chóng nên bạn có thể mua nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm và nhiệt độ nước tắm lý tưởng sẽ là từ khoảng 37 độ C đến 38 độ C, đó là khoảng nhiệt độ cơ thể. 

Nếu bạn không sử dụng một nhiệt kế, cách nhanh nhất để kiểm tra là dùng khuỷu tay của bạn để đo nhiệt độ. Nhiệt độ nước khi tắm là vô cùng quan trọng bởi bé có thể bị bỏng trong vòng vài giây khi ở trong nước đó là quá nóng. 

Lưu ý quot;sống cònquot; phải nhớ khi tắm cho trẻ sơ sinh - 1

Khi mẹ nhấc bé ra khỏi chậu tắm, cần quấn mình bé trong một chiếc khăn trùm đầu và lau khô nhẹ trước khi mặc tã cho bé. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, dù khi tắm trong nước ấm, em bé vẫn nhanh chóng mất nhiệt của cơ thể khi đưa bé ra khỏi nước, vì vậy cần giữ ấm cho căn phòng. Khi mẹ nhấc bé ra khỏi chậu tắm, cần quấn mình bé trong một chiếc khăn trùm đầu và lau khô nhẹ trước khi mặc tã cho bé. Sau đó quấn bé trong một chiếc khăn khô hoặc chăn một lần nữa, và ôm ấp bé trong khoảng 10 phút để giữ ấm trước khi mặc quần áo.

Độ sâu của nước tắm

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ đến sáu tháng tuổi, nước sâu khoảng 13cm là vừa. Hoặc chỉ cần đảm bảo có đủ nước để em bé ổn định trong chậu với mức nước ngang vai bé . Đặc biệt phải lưu ý rằng không bao giờ được đặt bé trong chậu tắm khi nước vẫn còn chảy.

Cách tắm đảm bảo an toàn cho bé

Khi mẹ hạ thấp bé vào chậu tắm, ôm cổ chặt thân dưới của bé bằng một tay. Đặt cánh tay khác của mẹ dưới gáy và vai. Khi bé đã ổn định vị trí, dùng tay còn lại té nước nhẹ nhàng xoa khắp người trẻ. Nếu thích, bạn có thể dùng chiếc khăn mềm thay vì dùng tay. Sau khi tắm xong phần trước, bạn hãy xoay trẻ lại và tắm lưng cho chúng. Nhớ tắm rửa thật kỹ mông và bộ phận sinh dục.

Với những bé đã biết ngồi, mẹ có thể mua cho bé một cái ghế ngồi tắm để giúp bé ngồi vững hơn. Đồng thời, mẹ cũng không bị phí sức để giữ bé. Tuy nhiên, dù như vậy, mẹ cũng không được chủ quan, vì khi ngồi ghế, nguy cơ lật nhào hay bị vướng vào ghế cũng có thể xảy ra. Tốt nhất, mẹ vẫn luôn phải để mắt đến bé và ở ngay bên bé khi tắm.

Khoảng thời gian thích hợp để tắm cho bé

Việc đó tùy vào mẹ bởi khoảng thời gian tắm có thể là một niềm vui và thư giãn cho cả mẹ và bé.  Nhưng nếu mẹ không muốn để cho em bé tắm mỗi ngày thì tốt nhất là nên tắm  hai đến ba lần một tuần trong tháng đầu tiên . Khi bé được vài tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho bé hàng ngày nhưng không cần phải gội đầu mỗi ngày bởi tóc của bé ko quá nhiều và ko bết nhanh do đó chỉ cần gội đầu một lần hoặc hai lần một tuần cho bé.

Sữa tắm và dầu gội cho bé

Quan trọng hơn cả là mẹ cần chọn loại sữa tắm ít chất tẩy và an toàn cho da của bé.  Xà phòng tắm và gội cho bé có thể làm cho da bé bị khô hay kích ứng nhẹ làm cho da ửng đỏ. Nếu dùng xà phòng tắm, nên chọn loại được sản xuất riêng cho trẻ em và chỉ cần một lượng nhỏ khi tắm thôi. Để tránh cho bé ngâm trong nước xà phòng quá lâu, lúc đầu, các mẹ có thể chơi và kì cọ cho bé với nước rồi sau đó mới dùng đến xà phòng tắm gội.

Huyền My (momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách