Quan niệm nuôi con cổ hủ của mẹ Việt

Ngày 28/05/2014 08:06 AM (GMT+7)

Các bà các mẹ xưa thường có những quan niệm rất lỗi thời mà chị em hiện đại nuôi con đừng dẫm theo “vết xe đổ”.

Không thể phủ nhận rằng các bà các mẹ xưa luôn là những người sở hữu rất nhiều kinh nghiệm chăm con tuyệt vời mà chúng ta cần phải học hỏi. Nếu là con đầu lòng, người mẹ trong gia đình thường càng bị áp đảo bởi những ý kiến của những phụ nữ đi trước, có kinh nghiệm nuôi con như mẹ chồng, mẹ đẻ, chị em họ hàng, cô bác xung quanh…

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học, đã có rất nhiều những quan niệm chăm con xưa , nay đã trở thành lỗi thời. Mẹ hiện đại nuôi con cần có bản lĩnh vững vàng để tránh đi vào những “vết xe đổ” sau đây:

Trẻ sơ sinh phải được quấn chặt

Sợ con ốm, sợ nắng, sợ gió, sợ trẻ sơ sinh quá mỏng manh là những lý do khiến nhiều chị em nuôi con “như chăm trứng mỏng” luôn thích quấn chặt con trong hàng hàng lớp lớp những chiếc áo, quần, khăn xô, bao tay bao chân…. Thực tế: Trần truồng mang đến cho trẻ những lợi ích bất ngờ.

Tăng cường sức đề kháng bé

Khi mặc quần áo quá kín, cơ thể trẻ không hoặc tiếp xúc rất ít với không khí. Vậy nhưng mỗi lần cởi truồng, trẻ sẽ được cảm nhận rõ rệt về những thay đổi trong nhiệt độ, sự khác biệt trên bề mặt da. Từ đó sẽ hình thành chức năng kích thích cơ thể thích ứng với sự chênh lệch nhiệt độ, thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, giúp cải thiện khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trẻ, cải thiện sức đề kháng của bé.

Thúc đẩy phát triển trí tuệ của trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh, những trải nghiệm và nhận biết đầu tiên về thế giới xung quanh được cảm nhận qua các giác quan, kích thích cảm giác là chủ yếu để phát triển trí tuệ của trẻ. Da không chỉ là hàng rào bên ngoài bảo vệ sức khỏe trẻ, mà còn là cơ quan cảm giác quan trọng nhất. Khi trần truồng, da của bé trực tiếp tiếp xúc, trẻ có thể cảm nhận được bông mềm, được luồng không khí ấm áp, làn gió nhẹ nhàng, vòng tay của mẹ, sự khác biệt của nước...... Tất cả đều góp phần kích thích não bộ và tác động tích cực đến trí tuệ của trẻ.

Trẻ sơ sinh khóc không được bế vì sẽ khiến con bện hơi mẹ

Quan điểm nghe qua có vẻ rất “hợp tình hợp lý” này mới được các nhà khoa học chứng minh là hoàn toàn sai lầm và dẫn đến rất nhiều hệ lụy

Khiến con trở nên cô độc

Cứ mặc kệ trẻ khi khóc quả thật sẽ làm trẻ ngừng khóc. Khi mẹ cứ mặc kệ con, để con gào thét mà không bận tâm, sẽ đến lúc bé không khóc nữa, tự nhiên im bặt và cứ thế nằm chơi một mình. Tuy nhiên, đừng mừng vội. Đó không phải là dấu hiệu bé đang dần hình thành một thói quen như mẹ nghĩ, mà vì bé cảm nhận được sự cô độc của mình và tự tách mình ra khỏi thế giới của mẹ. Trẻ ngừng khóc vì không còn hy vọng mình sẽ được quan tâm, nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng và dần sẽ hình thành nên một đứa trẻ cô độc và vô cảm xúc.

Ảnh hưởng đến não bộ trẻ

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng những ức chế và căng thẳng của trẻ nhỏ sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Chưa kể những tác động tâm lý do ảnh hưởng của não bộ, khóc nhiều nhưng không được để tâm sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi khi phải ở một mình, luôn có cảm giác bị tấn công và mất tự chủ. Căng thẳng và ức chế ở trẻ nhỏ còn có những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với ở người lớn vì hậu quả sẽ xảy ra nhanh hơn gấp nhiều lần.

Bé sơ sinh nào cũng khóc. Trẻ khóc để cho người lớn nhận thấy trẻ đang có một nhu cầu hoặc đòi hỏi nào đó như đói, lạnh, đau đớn…Các chuyên gia phát triển trẻ em Nga tin rằng em bé khóc, ôm con, bế con là điều tốt đẹp người mẹ nên làm.

Quan niệm nuôi con cổ hủ của mẹ Việt - 1
Các bà các mẹ xưa thường có những quan niệm rất lỗi thời mà chị em hiện đại nuôi con đừng dẫm theo “vết xe đổ" (ảnh minh họa)

Phải cho trẻ sơ sinh uống nước lọc hàng ngày

Sự thật là: Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, trong sữa mẹ đã bao hàm thành phần nước phù hợp với nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ lại là nguồn sữa trong và không hề chứa cặn bột. Trẻ bú mẹ 100% trong 6 tháng đầu không cần bổ sung thêm bất cứ một loại thực phẩm hay nước nào khác.

Với trẻ bú sữa công thức, để tránh tưa lưỡi, mẹ có thể cho bé uống tráng miệng 1 thìa cà phê nhỏ nước lọc mỗi lần. Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước lọc bởi có thể dẫn đến khả năng ngộ độc nước ở trẻ nhỏ. Mẹ nên quan sát phân và nước tiểu của trẻ. nếu nước tiểu không màu vàng, phân mềm, không vón cục, khô cứng tức là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết.

Đêm phải dậy thay tã cho con nếu không bé sẽ bị hăm

Sự thật là: Nước tiểu của trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng và nếu mẹ đã đóng bỉm đêm cho bé, mẹ có thể yên tâm để bé ngủ ngon xuyên đêm. Tuy nhiên, nếu bé đã ị, dủ chỉ một ít, phân để lâu trong tã cũng có thể gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là đối với các bé gái. Vì vậy, nếu mẹ ngửi thấy mùi lạ, đừng chần chừ mà kiểm tra và thay bỉm ngay.

Con bú sữa chậm tăng cân thì phải cho ăn dặm ngay

Nuôi con so tính từng lạng cân nặng là chuyện khó tránh trong xã hội làng xã Việt Nam. Cũng chính vì nguyên nhân sợ con còi là con không khỏe, các bà các mẹ xưa thường vội vã bỏ cho con bú mà chuyển sang ăn gáo, ăn cháo từ khi trẻ mới 2,3 tháng tuổi. Điều này rất hại cho trẻ.

Dễ ốm đau, dị ứng

Ruột là hệ thống lọc thực phẩm của cơ thể. Chúng giúp sàng ra các hất có hại và cho pháp các chất dinh dưỡng lành mạnh hấp thụ vào cơ thể. Trong những tháng đầu tiên, hệ thống lọc này chưa thực sự hoàn thiện. Từ giai đoạn 4-7 tháng niêm mạc ruột của bé mới phát triển đủ để chọn lọc những gì có thể cho hấp thụ. Ngoài ra, để ngăn chặn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng xâm nhập vào máu, ruột tiết ra một chất gọi là lgA – một globulin hoạt động như một lớp sơn bảo vệ ruột. Trong những tháng đầu tiên, lượng lgA của trẻ sơ sinh sản xuất ra rất thấp. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm,  các protein từ thực phẩm dễ gậy dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau

Cơ chế nuốt của trẻ chưa đầy đủ

Một lý do nữa khiến mẹ không nên vội vàng cho trẻ đó là vì cơ chế nuốt của bé chưa được hoàn thiên. Khi mẹ xúc cho trẻ dưới 4 tháng một thìa thức ăn, bé sẽ để nó ngẫu nhiên trong khoang miệng, chỉ một phần trôi vào họng, còn một phần lại vào khoảng trống giữa má và nướu răng, một phần nữa lại đùn ra dưới môi và cằm. Từ 4-6 tháng tuổi, trẻ mới học được cách nuốt hoàn chỉnh một thìa thức ăn xuống họng.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé