Tips hay tăng sức đề kháng cho trẻ

Ngày 14/03/2014 16:00 PM (GMT+7)

Có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả.

Ai hỏi con em bao nhiêu tuổi rồi, em nói hơn 2 thì ít người tin lắm. Bởi bé gầy yếu và xanh xao nên nhìn nhỏ hơn tuổi khá nhiều. Đến bây giờ bé mới hơn 10kg. Làm mẹ mà em xót con ‘kinh khủng’. Chẳng biết có phải vì từ khi sinh ra đến giờ, con uống sữa ngoài hoàn toàn không mà hay ho hen, sổ mũi lắm. Hầu như tháng nào cũng ốm. Làm sao để tăng sức đề kháng cho bé đây?

Thắc mắc trên đây của chị Nguyễn Trần Thu Linh (Giáp Bát, Hà Nội) có lẽ là nỗi lòng chung của nhiều bậc cha mẹ. Thực tế, bị ốm khi còn nhỏ là một việc bắt buộc phải xảy ra. Theo bác sĩ Charles Shubin, giáo sư Nhi khoa tại Đại học Maryland, Baltimore, thì "Tất cả chúng ta đều bước vào thế giới này với một hệ miễn dịch hoàn toàn non nớt". Dần dần, qua những lần chống chọi liên tục với vi khuẩn, vi trùng cũng như các sinh vật khác, bé mới phát triển hệ miễn dịch - điều này lí giải tại sao nhiều bác sĩ khoa nhi coi là bình thường khi bé bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm tai 6 - 8 lần/năm.

Tuy vậy, hình thành và có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả.

1. Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là 'vitamin' quý nhất giúp trẻ chống chọi lại bệnh tật một cách hiệu quả. Bởi nó chứa tất cả các dưỡng chất bổ dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng... Vì thế, các chuyên gia Nhi khoa và dinh dưỡng hàng đầu thế giới luôn khuyến cáo các mẹ NÊN cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời.

(Tham khảo thêm lợi ích vàng khi nuôi con bằng sữa mẹ, tại đây)

Tips hay tăng sức đề kháng cho trẻ - 1
Có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả. (Ảnh minh họa).

2. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ

Việc tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ là top đầu việc cần ghi nhớ của mẹ khi chăm sóc con. Đây là biện pháp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất cho bé. Thông thường, có khoảng 12 mũi vacxin cần tiêm cho trẻ là: Vacxin ngừa viêm gan B; Vacxin DTaP; Vacxin MMR; Vacxin ngăn ngừa thủy đậu...

(Tham khảo chi tiết các loại vacxin CẦN tiêm cho trẻ, tại đây)

3. Rèn thói quen ngủ tốt

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên - vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc và năng vận động.

Thông thường, khoảng thời gian ngủ chuẩn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng...

(Tham khảo chi tiết thời gian ngủ chuẩn cho trẻ, tại đây)

4. Uống đủ nước

Việc thường xuyên bổ sung thêm nước cho trẻ giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen uống nước mỗi ngày. Thông thường, trẻ từ 0-6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước; trẻ từ 6 tháng-1 tuổi thì nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày. Trẻ trên 1 tuổi, lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé...

(Tham khảo chi tiết Lượng nước cần cho trẻ mỗi ngày, tại đây)

5. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

Muốn con khỏe mạnh thì tuyệt đối không được 'ủm' con quá kỹ hoặc nuôi 'vô trùng' đó là phương châm của bà mẹ 'sở hữu' những đứa con có sức đề kháng tuyệt vời. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, trẻ sẽ sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

6. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người. 

7. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh

Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

Đặc biệt, có một số loại thuốc cực kỳ nguy hại nếu mẹ cho trẻ dùng. Ví dụ như: Aspirin; Si-rô Ipecac...

(Tham khảo chi tiết bài viết: Thuốc tránh cho trẻ dùng, tại đây)

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé