Lợn bệnh chết biến thành thịt hun khói, thịt lợn Mán

Ngày 13/04/2017 00:59 AM (GMT+7)

Bộ NN&PTNT phát hiện nhiều cơ sở mổ lợn bệnh chết chế biến thịt hun khói, thực phẩm bán, thậm chí giả thịt lợn Mán để bán ra thị trường.

Cụ thể, giết mổ lợn chết, lợn bệnh để chế biến thực phẩm tại Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An, Bến Tre; Giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến sản phẩm động vật tại các cơ sở, địa điểm không có giấy phép hoạt động và không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm hoặc không được kiểm soát thú y tại Hà Nam, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh; Tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ để gian lận thương mại và gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng tại Bình Dương,  Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang; Vứt xác động vật ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan dịch bệnh động vật tại Hưng Yên, Cao Bằng.

Lợn bệnh chết biến thành thịt hun khói, thịt lợn Mán - 1

Hình minh họa

Theo thống kê, có 14 cơ sở vi phạm đã bị xử lý và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể: tại cơ sở giết mổ của ông Bằng Văn Rổ ở thôn Lõng Sâu, xã Đại Đình, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) giết mổ lợn chết để chế biến thành lợn Mán.

Ngày 23/3/2017, cơ sở kinh doanh của ông Sài ở xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), giết mổ lợn chết để chế biến thành lợn hun khói.

Ngày 30/3/2017, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thiên Trường (Quản Ninh) giết mổ gia súc không đảm bảo

Tại Đồng Nai, ngày 22/3/2017, cơ sở giết mổ của ông Ninh Văn Trình giết mổ lợn chết để chế biến thực phẩm…

Các vụ việc nêu trên đã diễn ra ở nhiều địa phương trong thời gian dài, nhưng vẫn chưa được chính quyền và các cơ quan liên quan của địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, xã nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; vứt xác động vật ra ngoài môi trường; Bố trí địa điểm xử lý, tiêu hủy động vật chết, mắc bệnh.

Chấn chỉnh công tác kiểm dịch vận chuyển tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; tập trung kiểm tra các điểm thu gom tại các tỉnh để phát hiện gia súc bị bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh thú y (bị bơm nước, sử dụng chất cấm, tiêm thuốc an thần...)

Trường hợp vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng cần xem xét xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo Diệu Thùy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm