9 thủ đoạn thợ hay dùng khi chủ nhà "khuất mắt trông coi"

Ngày 28/05/2016 17:12 PM (GMT+7)

Hầu hết các công nhân đều có những mánh lới để ăn bớt vật tư, thời gian.

Việc xây dựng và trang trí nhà cửa tốn khá nhiều thời gian cũng như tiền bạc của bạn. Đây là một môn kĩ thuật, mà bạn lại là người ngoại đạo, không thể hiểu cũng như phát hiện được khi nào công nhân lười biếng, khi nào họ gian lận nguyên liệu. 9 chỉ dẫn đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phần nào kiểm soát tốt hơn tiến trình thi công cho nhà mình. 

9 thủ đoạn thợ hay dùng khi chủ nhà quot;khuất mắt trông coiquot; - 1

Với các gợi ý dưới đây, dù là người ngoại đạo, bạn cũng sẽ biết cách kiểm tra chất lượng công trình của mình.

Thủ đoạn 1: Bỏ hai bên tường không sơn

9 thủ đoạn thợ hay dùng khi chủ nhà quot;khuất mắt trông coiquot; - 2

Nếu không sơn đúng yêu cầu kĩ thuật, bức tường sẽ bị lấm lem màu.

Mức độ gian lận: ★

Hiện tượng: Đối với các bức tường, khi sơn cần sơn ít nhất 2 lần trở lên mới đạt yêu cầu. Nếu như trong quá trình thi công, công nhân không nghiêm túc làm việc hoặc lười biếng, bức tường sẽ xuất hiện sự chênh lệch màu sắc, đặc biệt là các màu càng đậm càng dễ xuất hiện tình trạng này.

Nhắc nhở: Trước khi sử dụng, nên thêm một lượng vừa phải nước vào sơn, sau khi làm như vậy, cần dùng sơn hết trong một lần. 

Thủ đoạn 2: Không làm sạch sẽ đường ống

Mức độ gian lận: ★☆

Để giảm bớt việc, đội ngũ thi công có thể sẽ đổ trực tiếp cả mảnh vụn bê tông có chứa cát và bùn xuống đường ống, khiến cho đường ống bị tắc.

Nhắc nhở: Sau khi đường ống nước ngầm hoàn thành, nên đổ đầy nước vào tất cả các bồn nước rửa bát, bồn rửa mặt, bồn tắm…, xem có hiện tượng nước không thông hay không và đường ống có bị rò rỉ hay không.

Thủ đoạn 3: Không lắp đường dây điện theo đúng yêu cầu

Mức độ gian lận: ★★

Hiện tượng: Khi dùng các đồ điện có công suất lớn, thường xảy ra trục trặc, điều này có thể là do khi lắp ổ điện, công tắc và thiết bị điện, công nhân không theo đúng nguyên tắc yêu cầu.

Nhắc nhở: Sau khi hoàn thành tất cả mạch điện, cần dùng thử, xem có hiện tượng công tắc các thiết bị điện bị nóng lên hay không.

Thủ đoạn 4: Tường, nền gạch không bằng phẳng

Mức độ gian lận: ★★☆

Hiện tượng: Nếu ăn gian nguyên liệu, nền nhà và tường rất dễ có hiện tượng rỗng trong, các khe không bằng phẳng, hơn nữa khi dùng lâu dài còn gây nứt, vỡ…

Nhắc nhở: Bạn cần chú ý khi họ thi công, nền gạch và tường cần bằng phẳng, không có vết sơn, vết bẩn, bề mặt bóng và đều màu, các khe đồng đều, gạch không có vết nứt, vỡ góc hoặc khuyết góc.

Thủ đoạn 5: Đường dây điện chìm vô trật tự

Mức độ gian lận: ★★★

Hiện tượng: Hiện nay các gia đình đều chọn lắp mạch điện chìm trong tường. Các thợ không có trách nhiệm sẽ thi công vô trật tự, làm hỏng kết cấu của căn nhà và còn có thể làm hỏng các mạch điện khác ở lân cận.

Nhắc nhở: Trước khi thi công, cần xác định hướng đi và vị trí của đường dây điện với các công nhân. Đối với các kết cấu tường khác nhau, yêu cầu về đào rãnh cũng khác nhau.

Thủ đoạn 6: Cẩu thả nơi giao nhau giữa hai màu sơn

Mức độ gian lận: ★★★☆

Hiện tượng: Nơi giao nhau giữa hai màu sơn khác nhau rất dễ xuất hiện sự hỗn tạp, mất thẩm mỹ.

Nhắc nhở: Nếu như bạn có ý định sơn hai màu sơn cho tường, khi thi công nên chú ý viền của màu hơn thứ nhất nên dán băng dính lên, sau đó mới sơn màu sơn thứ hai.

Thủ đoạn 7: Mạch điện ngầm trong nhà không có sơ đồ mạch điện

9 thủ đoạn thợ hay dùng khi chủ nhà quot;khuất mắt trông coiquot; - 3

Cần yêu cầu công nhân đưa cho bạn sơ đồ mạch điện ngầm để đảm bảo sửa chữa kịp thời khi cần thiết.

Mức độ gian lận: ★★★★

Hiện tượng: Trong khi thi công, hầu hết các mạch điện đều là mạch điện ngầm. Nếu các công nhân lười biếng hoặc ăn gian nguyên liệu, họ sẽ sử dụng các dây điện có mối nối hoặc luồn mấy dây vào cùng một đường ống PVC. Khi xảy ra trục trặc, việc thay thế và sửa chữa sẽ rất khó khăn.

Nhắc nhở: sau khi lắp đặt mạch điện nên thử kiểm tra, và nhắc nhở công nhân để lại sơ đồ mạch điện, ghi chú vị trí nối của các nguồn điện, như vậy khi xảy ra sự cố có thể ngay lập tức kiểm tra đường dây điện.

Thủ đoạn 8: Không chú ý khi xử lý các chi tiết

Mức độ gian lận: ★★★★☆

Hiện tượng: Các chi tiết nhỏ là thứ mà người tiêu dùng không mấy để tâm, ví dụ như mép viền cửa hay bên dưới bục cửa sổ. Những nơi này công nhân dễ cắt xén nguyên liệu, thậm chí chẳng hề xử lý gì.

Nhắc nhở: Khi kiểm tra chất lượng công trình không nên bỏ sót bất cứ một chi tiết nào.

Thủ đoạn 9: Sàn gỗ không lát bằng phẳng

Mức độ gian lận: ★★★★★

Hiện tượng: Khi làm cẩu thả, sàn gỗ sẽ có hiện tượng cong vênh, điều này là do nền nhà không được lát bằng phẳng.

Nhắc nhở: Trước khi lát sàn, cần xử lý lớp nền trên mặt đất, sau đó dùng bê tông và vữa phủ bằng phẳng, dùng thước đo để xác định độ bằng phẳng của sàn, rồi mới tiến hành lát nền.

Xây lâu đài trắng 200 tỉ và thú chơi ngông của nữ đại gia Việt

Mẹ Việt kể chuyện tủ lạnh buộc dây, xây cột ở Nhật Bản

Muôn kiểu chiếm dụng sân thượng xây vườn cây, núi đá

Ngôi nhà ba mẹ Việt xây tặng con nổi bật trên tạp chí Mỹ

Bố mẹ chi 4,5 tỷ đồng xây phòng ngủ cho cậu ấm, cô chiêu

Lạc Lạc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình