Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại

Ngày 20/11/2015 08:02 AM (GMT+7)

Nếu thử đủ mọi cách mà vẫn không khử sạch mùi khó chịu dính trên đồ nhựa, bạn nên thay thế bằng những loại hộp khác để tránh chất độc ngấm qua thức ăn vào cơ thể người.

Một số hộp nhựa có mùi thực sự khủng khiếp khi bạn mua về và cần làm sạch đúng cách để đánh bay mùi khó chịu và độc hại còn sót lại. Rất nhiều trường hợp chị em chỉ dùng nước rửa bát và phát hiện ra chúng không phải là lựa chọn tốt nhất khi rửa mãi mà chẳng sạch.

Bước 1.

Tráng qua đồ nhựa bằng nước lạnh. Mùi trên đồ nhựa sẽ càng bám lâu nếu dùng nước nóng để vệ sinh.

Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại - 1

Bước 2.

- Cách 1: Trộn 1 muỗng canh baking soda với một ít nước xà phòng ấm rồi cho vào hộp. Ngâm qua đêm. Đến sáng hôm sau thì đem đi rửa sạch. Nếu vẫn còn mùi hôi khó chịu thì lặp lại lần nữa.

Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại - 2

- Cách 2: Cho vào hộp nhựa ít giấm và nước lạnh. Ngâm trong khoảng từ 3-5 giờ. Cuối cùng, rửa sạch với nước và kiểm tra xem còn mùi hay không. Lặp lại nếu cần thiết.

Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại - 3

- Cách 3: Đổ đầy hộp nhựa bằng nước lạnh và nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vani. Ngâm trong vòng vài giờ trước khi rửa sạch. 

Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại - 4

Bước 3.

Phơi khô hộp nhựa dưới ánh nắng mặt trời trong một giờ.

Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại - 5

Bước 4.

Nếu hộp nhựa vẫn còn mùi sau những nỗ lực vệ sinh, bạn hãy cân nhắc đến việc vứt đi. Mùi hôi sẽ ô nhiễm ra thực phẩm hoặc các mặt hàng khác được cất trong đó.

Cẩn thận với mùi khó chịu trong hộp nhựa chứa chất độc hại - 6

- Hãy thử hộp đựng bằng thủy tinh hoặc gốm. Chúng không giữ mùi lâu và an toàn khi đựng thực phẩm. 

- Hãy thử hộp bằng inox.

- Nhìn chung, những đồ nhựa mềm dễ dính mùi lâu hơn là các loại nhựa cứng.

- Vì lợi ích sức khỏe của bạn, dưới đây là các loại nhựa liên quan tới các vấn đề an toàn và sức khỏe đã được công bố:

+ Nhựa HDPE: Hay đựng sữa, nước, chai nước trái cây, bơ thực vật và sữa chua, lót hộp ngũ cốc, thùng rác và túi bán lẻ. Hiện nay chưa được coi là một nguồn gốc của hoá chất gây ung thư hoặc gây rối loạn hormone.

+ Nhựa PET hay PETE: sử dụng làm chai nước, mứt, hộp đựng bơ đậu phộng, nước sốt cà chua và sốt salad, chai nước ngọt. EPA Hoa Kỳ chứng thực mức "an toàn" của antimon (Sb), nhưng mức tăng đang đáng kể theo thời gian, tỷ lệ đó là phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của vật liệu.

+ Nhựa V hoặc PVC: làm màng dính hoặc bọc nhựa chứa hoá chất nghi ngờ gây ung thư

+ Nhựa LDPE: liên quan đến bánh mì và túi thực phẩm đông lạnh và chai nhựa. Hiện nay chưa được coi là nguồn gốc gây ung thư.

+ Nhựa PP: chai nước sốt cà chua, sữa chua. Hiện nay chưa được coi là nguồn gốc gây ung thư

+ Nhựa PS: cốc, đồ chơi, vật cách nhiệt. Có benzene, một chất gây ung thư ở người; butadiene và  styrene bị nghi ngờ gây ung thư.

+ Nhựa Polycarbonate, nhựa khác: bình sữa trẻ em, bộ đồ ăn, lớp phủ nhựa trên lon. Nếu được làm bởi biphenyl-A, nó có thể gây ra rối loạn nội tiết tố và hoạt động như estrogen - có thể ngấm vào thức ăn lão hóa.

Linh Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Rửa bát đúng cách