Đừng chết vì bình nóng lạnh!

Ngày 25/10/2016 16:53 PM (GMT+7)

Hiện nay, bình nóng lạnh dường như đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thế nhưng, nó cũng trở thành một thiết bị vô cùng nguy hiểm có thể phát nổ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản lẫn tính mạng con người.

Ngày 24/10, nhiều người không khỏi “kinh hồn” khi đọc được những dòng chia sẻ của bà mẹ có tên là Bùi H. trên mạng xã hội về vụ nổ bình nóng lạnh diễn ra ngay tại gia đình chị. Chị H cho hay: “Em bật bình được 10 phút, đi lấy quần áo chuẩn bị tắm cho cu Bi, vừa bước chân vô chuẩn bị xả nước bình chập điện nổ bụp. Em vội ôm con chạy ra ngoài kêu hô người trong nhà gạt cầu dao tổng. Điện nổ sáng cả góc nhà tắm, mùi cháy khét và đen cả một góc nhà. Thầm cảm ơn Trời Phật đã thương gia đình em và mọi người không sao hết”.

Thầm cảm ơn vì may mắn đã mỉm cười với gia đình của chị Bùi H..Tuy nhiên, đâu phải lúc nào cũng may mắn như vậy bởi trước đó, chúng ta đã được chứng kiến vô số những vụ cháy nổ do bình nóng lạnh dẫn đến chết người.

Đừng chết vì bình nóng lạnh! - 1

 Bình nóng lạnh bị chập nổ nhà chị H.

Cụ thể là, vào khoảng 19h10 ngày 24/1/2014, sự việc đau lòng đã xảy ra ở khu 5 thôn Sơn Vi, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ khi chị Phạm Thị Nga (SN 1975) bị giật điện vì bình nóng lạnh hở điện. Vì muốn cứu con thoát khỏi "thần chết", ông Đỗ Đình Khôi (SN 1945) chạy vào ứng cứu cũng bị điện giật chết tại chỗ.

Hay mới đây, vào khoảng 23h ngày 14/4/2016, vụ tai nạn thương tâm do bình nóng lạnh khiến 3 người trong gia đình bị điện giật, 2 người tử vong tại Vũng Tàu gióng lên một hồi chuông cảnh tình cho nhiều gia đình cần phải cẩn trọng hơn khi sử dụng thiết bị này trong nhà.

Đừng chết vì bình nóng lạnh! - 2

Bình nước nóng lạnh rò điện khiến 3 người trong gia đình bị điện giật, 2 người tử vong

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn cần phải:

- Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản khi sử dụng thiết bị điện đặc biệt là các thiết bị có nguy cơ cháy nổ như bình nóng lạnh.

- Để tránh trường hợp điện bị rò rỉ trong quá trình đang tắm, trước khi sử dụng bạn nên ngắt điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ bình nóng lạnh trong nhà, đặc biệt là dây dẫn. Ngoài ra, không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh quá cũ.

- Để tránh nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải, không nên bật bình nóng lạnh suốt 24/24h mà chỉ nên bật bình trước khi tắm từ 10–15 phút.

- Khi sử dụng, nếu thấy có những điểm bất thường như mở thiết bị như vòi hoa sen mà thấy hơi nước xì ra quá mạnh và dòng nước chảy ra lúc mạnh lúc yếu thì bình nóng lạnh chắc chắn có vấn đề về điều khiển nhiệt độ và van giảm áp, cần ngắt điện và liên hệ ngay với nhà sản xuất.

- Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn nên lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.

Khánh Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình