Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm

Ngày 20/11/2015 00:06 AM (GMT+7)

Mang vẻ ngoài khiến nhiều người khiếp đảm nhưng atisô trắng có hương vị tuyệt vời cũng như rất tốt cho sức khỏe, được nhiều đầu bếp Pháp ưa chuông.

Hoa và quả atisô đỏ từ lâu đã được ưa dùng để làm đồ ăn, thức uống giúp mọi người giải khát, chữa bệnh. Bên cạnh loại atisô đỏ thông thường, ít ai biết còn có loại atisô lạ lùng với vẻ ngoài hơi "ghê rợn" khi chẳng khác nào con sâu bướm trăng trắng, béo tròn.

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 1

Trông xa xa nhiều người tưởng lầm atiso là những con sâu béo núc lẩn khuất trong đất

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 2

Tại châu Âu, atiso trắng thường được bán với giá rất cao (khoảng 660.000 đồng/kg)

Atiso sâu bướm, hay còn có các tên gọi khác như crosne, atiso Trung Quốc, atiso Nhật Bản, là một cây thân thảo lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thân và rễ của nó có thể trồng và chế biến như một loại rau củ.

Đây là một trong những loại cây lâu năm dễ trồng nhất trong vườn. Chỉ cần môi trường đủ độ ẩm và ánh nắng, atiso sâu bướm có thể tự phát triển ở mọi loại đất. Củ atiso sâu bướm tuy lồi lõm nhưng không hề khó khăn khi làm sạch lớp đất bên ngoài. Sau khi đào củ lên và rửa sạch sẽ lộ ra lớp da mỏng có màu be nhạt. Nhiều nhà thơ trung Quốc từng so sánh những đốt củ atiso như những hạt ngọc trắng ngà. 

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 3

Hoa của atiso sâu bướm có màu trắng. Tuy nhiên, các nhà làm vườn thường ít khi để cây atiso trắng mọc hoa vì như vậy năng suất củ sẽ giảm

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 4

Củ trồng nằm dưới đất

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 5

Nhờ lớp vỏ trơn láng bên ngoài, mọi người có thể dễ dàng rửa sạch để chế biến

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 6

Củ atiso sâu bướm có hình dạng làm người khác e ngại nhưng mùi vị lại tuyệt hảo. Chúng có hương vị man mát giống như atiso đỏ và thường được ngâm, xào, nấu súp hoặc ăn sống. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, atiso trắng còn được ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh có tác dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm hay tăng cường hệ tiêu hóa.

 Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 7

Atiso ngâm giấm hồng có vị chua chua, man mát

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 8

Phát run loài atisô Trung Quốc nhìn qua tưởng sâu bướm - 9

Các đầu bếp Pháp cực kì ưa thích các món ăn chế biến từ atiso trắng. 

Thạch Thảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh độc đáo