Hoạ sĩ nước ngoài bức xúc vì bị Việt Nam “đạo” bìa sách, nhà văn Pháp phải... xin lỗi thay

Ngày 20/08/2017 14:25 PM (GMT+7)

Việc bìa cuốn sách “Cô gái Brooklyn” bị tố sao chép ý tưởng của hoạ sĩ nước ngoài Pascal Campion đang khiến cộng đồng mạng khá bức xúc.

Những năm gần đây, "đạo nhái" đã trở thành từ khoá khá nhạy cảm tại Việt Nam khi người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng của bản quyền cũng như hệ quả của việc sao chép, vay mượn ý tưởng một cách bất hợp pháp. Mới đây nhất, cư dân mạng vô cùng phẫn nộ khi họa sĩ trẻ Pascal Campion đã đăng tải lên mạng xã hội Facebook chuyện tranh vẽ của mình bị một đơn vị phát hành sách ở Việt Nam sao chép ý tưởng.

Hoạ sĩ nước ngoài bức xúc vì bị Việt Nam “đạo” bìa sách, nhà văn Pháp phải... xin lỗi thay - 1

Bìa sách "Cô gái Brooklyn" của Guillaume Musso. Ông là người được mệnh danh "Gã lãng du mơ mộng của văn học Pháp"

Cụ thể, hình ảnh của Pascal Campion và bìa cuốn sách Cô gái Brooklyn do công ty sách Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn liên kết phát hành giống nhau đến 80% về ý tưởng, cách phối màu cùng phong thái của nhân vật trung tâm. Đi kèm với hình ảnh tố cuốn sách Cô gái Brooklyn đạo bìa là một bức tâm thư khá dài của Pascal.

Nội dung bức tâm thư cụ thể như sau: "Câu hỏi được đặt ra ở đây là, chỉ mình tôi nghĩ quá lên hay bìa sách phía bên phải màn hình kia giống tranh của tôi – bức hình bên trái – một cách đáng ngạc nhiên? Bình thường, tôi hoàn toàn không có ý kiến gì khi mọi người lấy tranh của tôi làm cảm hứng sáng tạo.

Hoạ sĩ nước ngoài bức xúc vì bị Việt Nam “đạo” bìa sách, nhà văn Pháp phải... xin lỗi thay - 2

Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai bức ảnh

Nhưng ở trường hợp này, vì một lý do nào đó mà tôi thực sự rất buồn. Tôi không phải là người thích nổi khùng lên và luôn cố gắng nghĩ tốt ở một khía cạnh khác trong câu chuyện này. Vì vậy, ai đó có thể giải thích cho tôi điều tôi đã bỏ lỡ được không?

Đây chỉ là sự trùng hợp bất ngờ hay người nào đó thực sự yêu thích tranh của tôi đến phát điên? Tôi có nên bỏ qua và cho rằng, nó là một lời khen ngợi? Hay người vẽ bìa kia chỉ đơn thuần chọn bừa một bức tranh nào đó trên mạng và dùng nó để minh hoạ cho mục đích của cuốn sách?

Tất nhiên là ảnh trên mạng thì cứ hiển thị vậy thôi, chứ nhiều lúc cũng chẳng ghi rõ nguồn chính thức. Ai đó có thể cho tôi biết tên của hoạ sĩ đã vẽ bìa cuốn sách này hay đơn vị xuất bản cuốn sách được không? Tôi sẽ rất cảm kích nếu được bạn giúp đỡ. Một lần nữa, tôi muốn khẳng định rằng, bản thân tôi đang cố gắng nghĩ mọi chuyện theo một hướng tích cực.

Cảm ơn các bạn, Pascal Campion."

Hoạ sĩ nước ngoài bức xúc vì bị Việt Nam “đạo” bìa sách, nhà văn Pháp phải... xin lỗi thay - 3

Bức tâm thư đầu tiên thể hiện sự bức xúc của Pascal

Ngay sau đó, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng nhận xét về sự trùng hợp giữa hai bức tranh. Nhiều netizen Việt Nam còn bày tỏ sự bức xúc khi từ trước đến nay, Nhã Nam được biết đến là đơn vị phát hành sở hữu những bìa sách sáng tạo, đẹp mắt. Tiếp sau đó, Pascal đã lại đăng tải một tâm thư khác ở trang Facebook cá nhân:

“Cảm ơn mọi người đã nhận xét, tôi thực sự rất biết ơn về điều đó. Quả thực rất thú vị khi được đọc những ý kiến đến từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Tôi nghĩ rằng, tất cả các hoạ sĩ đều bắt đầu bằng việc sao chép những bức tranh của người khác, sau đó tự tìm cho mình được tiếng nói riêng. Tôi cũng từng dành khá nhiều thời gian vẽ lại hình các nhân vật trong truyện tranh Marvel khi còn nhỏ và rồi phát triển tay nghề từ ấy. Tôi khá sốc khi nhận được email từ một người lạ, gửi cho tôi hình bìa sách trên vào sáng nay. Phản ứng của tôi khi đó còn tồi tệ hơn bình thường rất nhiều. Tôi đã mất cả một ngày để nhận ra lý do vì sao.

Thường ngày, tôi vẽ rất nhiều bức tranh, tôi được biết đến là “kẻ cuồng vẽ”. Phần lớn hình ảnh tôi vẽ ra chỉ mình tôi thích. Cũng có lúc, tôi vẽ ra được những tác phẩm đẹp mắt và tôi rất tự hào về chúng. Có khi, tôi lại vẽ một bức tranh dựa trên ý tưởng của bức trước đó. Một số người có thể không nhận ra điểm khác biệt giữa chúng nhưng đôi khi có người không thích bức thứ hai bằng bức trước đó.

Hoạ sĩ nước ngoài bức xúc vì bị Việt Nam “đạo” bìa sách, nhà văn Pháp phải... xin lỗi thay - 4

Bức tâm thư thứ 2 của Pascal

Mặc dù vậy, đối với tôi mà nói, chúng vẫn hoàn toàn khác biệt bởi tôi cho rằng mình đã đạt được điều gì đó mà bản thân chưa từng nghĩ đến. Tôi đã tìm ra được một hướng đi mới để kể một câu chuyện, một cách kết hợp màu sắc mới, một phong cách thời trang không ngờ đến bằng việc hoad trộn thông điệp cùng hình ảnh… một thức gì đó khác lạ.

Bức tranh này cũng là một trong những lần phá cách của tôi.

Tôi chưa bao giờ tạo nên một khung cảnh màu sắc hay sự tương phản như vậy. Tôi cũng chưa bao giờ kết hợp chúng với những toà nhà cùng nét vẽ như trong hình và tôi thực sự rất tự hào về bức tranh này.

Khi tôi nhìn thấy bìa sách kia, tôi có thể khẳng định, họ đã mượn ý tưởng, cách phối màu, nét vẽ của tôi và cố gắng sắp xếp lại chúng cho hợp với nhu cầu của họ. Tôi nghĩ, mình đã mất rất nhiều thời gian để tạo nên từ lúc chúng chỉ là những cá thể tách biệt cho đến khi hợp thành một khối (tôi không chắc mình có thể làm lại một lần nữa).

Và giờ, một người nào đó tôi không biết, nhìn thấy sản phẩm của tôi rồi dùng nó vào mục đích của riêng họ - Quả thực, điều đấy khiến tôi bị tổn thương.

Pascal Campion - Eva.vn

Nếu bạn cho rằng tôi đang làm quá lên, thì chỉ vì tôi là một hoạ sĩ và tôi chỉ đang giải thích cho bạn lý do tôi đăng tải bài viết này cũng như chia sẻ những suy nghĩ trong lòng của tôi.

Ngày hôm nay đã mang đến cho tôi hai điều bất ngờ.

Một là cuộc gọi từ tác giả của cuốn sách, Guillaume Musso. Cậu ấy là một người lịch thiệp và khiêm tốn. Cậu ấy đã xin lỗi tôi dù rằng cậu ấy chẳng liên quan gì đến việc này do bìa sách của phiên bản trên do một đơn vị riêng biệt khác thực hiện. Guillaume, cảm ơn cậu đã gọi điện, tôi rất cảm kích vì điều đó.

Điều thứ hai, tôi đã nhận được email từ người hoạ sĩ vẽ bìa. Và tôi tin rằng, đó là sự khiêm nhường đáng trân trọng ở vị trí của cậu ấy. Cậu ấy thừa nhận việc sử dụng tranh của tôi làm nguồn cảm hứng cho việc phối màu và nói rằng cậu ấy rất thích tranh của tôi. Cậu ấy cũng nói rằng, cậu ấy không sao chép nó và xin lỗi vì những gì mà cậu ấy đã gây ra.

Tôi tin tưởng vào điều đó. Tôi thật sự không nghĩ rằng cậu ấy có mục đích gì khác ngoài việc tạo nên một bản cover tuyệt vời… Và tôi thực sự biết điều đó ngay từ đầu. Tôi cũng hiểu rằng, khi bạn nhìn thấy một số bức tranh rồi bạn thực sự rất thích chúng, sau đó lại cố vẽ theo sẽ khiến bạn khó có thể tách bản sắc của mình ra khỏi ấn tượng khó phai ấy. Một lần nữa… Tôi cũng cảm thấy có lỗi vì điều đó và tôi đang cố gắng làm việc chăm chỉ để chúng không xảy ra trong những tác phẩm của tôi.

Sau tất cả, tôi cảm thấy buồn bởi bức tranh kia có ý nghĩa rất lớn với tôi. Có thể tôi đã không phản ứng dữ dội như vậy nếu là một tác phẩm khác bị mượn ý tưởng.

Đến giờ, tôi vẫn có một câu hỏi bỏ ngỏ: “Khi nào một thứ gì đấy trở thành nguồn cảm hứng và khi nào nó trở thành tác phẩm đạo nhái, ăn cắp?”

Pascal Campion - Eva.vn

Tôi cho rằng, tất cả đều bắt nguồn từ đạo nhái ở một khía cạnh nào đó, chỉ là cảm xúc và mức độ đầu tư cho tác phẩm của bạn đến đâu để biến nó thành một tác phẩm của riêng bạn. Tôi cũng thử tưởng tượng ra cảnh khi tôi đối diện với một trường hợp tương tự, chắc chắn tôi sẽ có cảm xúc như bây giờ. Bởi vì ở tư cách một hoạ sĩ, chúng ta đều muốn đưa cái tôi của mình vào tác phẩm và đó là điều khiến chúng ta trở thành một hoạ sĩ thực thụ ở những bước đầu tiên.

Guillaume, cảm ơn cậu vì cuộc điện thoại ấy và bạn hoạ sĩ đã vẽ bìa sách, chúc mừng bạn vì đã nhận công việc đó. Tôi nghe nói rằng, đây là một cuốn sách tuyệt vời và tôi không thể chờ được cho đến khi đọc nó. Tôi hy vọng sự nghiệp của bạn sẽ lâu dài và thành công, cũng như bạn có thể tạo ra những tác phẩm đáng để bạn tự hào.

Pascal. 

Mint
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự