Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối điều trị ở nhà sống lâu hơn ở bệnh viện

Ngày 04/04/2016 00:06 AM (GMT+7)

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản là thực hiện một nghiên cứu so sánh hơn 2.000 bệnh nhân được chăm sóc tại bệnh viện và chăm sóc tại nhà.

Kết quả cho thấy rằng những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối chọn qua đời tại nhà có xu hướng sống lâu hơn những người mất tại bệnh viện.

Phát hiện, công bố trực tuyến trên tạp chí Ung thư, cho rằng bác sĩ không nên do dự chuyển bệnh nhân về chăm sóc tại nhà vì nghĩ rằng điều kiện y tế thiếu thốn. Hầu hết người bệnh muốn được chăm sóc tại nhà nếu họ không qua khỏi. Tuy nhiên, không ai biết rằng dịch vụ ở nhà có tốt như ở bệnh viện hay không.

Doctor Jun Hamano, thuộc Đại học Tsukuba ở Nhật Bản, và các đồng nghiệp của ông đã xem xét vấn đề này bằng cách nghiên cứu hơn 2.000 bệnh nhân, bao gồm 1.582 nhận chăm sóc trong bệnh viện và 487 nhận chăm sóc tại nhà.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối điều trị ở nhà sống lâu hơn ở bệnh viện - 1

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hầu hết muốn chăm sóc tại nhà.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng thời gian sống của bệnh nhân qua đời tại nhà “dài hơn đáng kể” so với những bệnh nhân mất tại bệnh viện thậm chí ngay cả sau khi điều chỉnh các đặc điểm cá nhân và lâm sàng của bệnh nhân cũng như các yếu tố khác.

Tiến sĩ Hamano cho biết: “Các bệnh nhân ung thư và gia đình thường lo ngại rằng chất lượng điều trị y tế tại nhà sẽ kém hơn so với dịch vụ trong bệnh viện, do đó tỉ lệ sống sót mà có thể được rút ngắn".

"Tuy nhiên, theo nghiên cứu, qua đời tại nhà không thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống của bệnh nhân ung thư mà thay vào đó, nó lại có ảnh hưởng tích cực. Hay nói cách khác bệnh nhân và gia đình có thể chọn nơi nhắm mắt theo sở thích và giá trị”.

“Bệnh nhân, gia đình và các bác sĩ lâm sàng nên nghĩ rằng chăm sóc bệnh nhân hấp  hối tại nhà tốt không rút ngắn cuộc sống của người bệnh mà thậm chí còn giúp họ sống lâu hơn”, ông nói thêm.

Theo Bích Phượng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư