Các bệnh lý thường gặp của đôi chân

Ngày 09/05/2013 21:05 PM (GMT+7)

Không phải ai cũng sở hữu một đôi chân khỏe mạnh vì có rất nhiều bệnh lí liên quan đến bàn chân.

Làn da mịn màng, đôi chân dài thon thả dạo bước trên bãi biển mùa hè vào khoảnh khắc bình minh, đó là mơ ước của không ít phụ nữ. Nhưng để biến giấc mơ đó thành hiện thực bạn cần hiểu rõ và ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến đôi chân.

Viêm mô tế bào: Đó là một tình trạng bệnh ngay dưới làn da làm giảm sự tuần hoàn của máu và hoạt động của các tế bào bạch cầu khiến da trở nên thô, khô ráp và đổi màu vàng. Vậy biện pháp đối phó với vấn đề này là gì? Trước hết, bạn cần 1 chế độ ăn uống hợp lý, nhằm cải thiện sự trao đổi chất và giúp cơ thể đào thải hết các chất độc và dư thừa. Trong đó phải kể đến trà xanh, thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, và các loại đậu… Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên hoạt động thể chất để tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu. Bơi lội, chơi tennis, chạy bộ hoặc các bài tập kéo dài sẽ hiệu quả nhất. Ngoài ra, massage cũng là một trong những biện pháp hiệu quả, vì các hoạt động cơ học sẽ ảnh hưởng đến việc phá hủy các chất béo có trong cơ thể, điều hòa dinh dưỡng và tuần hoàn máu, cải thiện cơ bắp và dòng chảy của bạch cầu được bình thường.

Các bệnh lý thường gặp của đôi chân - 1

Có rất nhiều bệnh lí liên quan đến bàn chân khiến người bệnh khổ sở (Ảnh minh họa)

Mạch hình mạng nhện: Là các nhóm mạch máu nhỏ màu đỏ hoặc tím nằm ngay dưới bề mặt da chân của bạn. Theo các bác sĩ, sớm hay muộn thì 90% phụ nữ đều phải trải qua hiện tượng bệnh lý này. Biện pháp tốt nhất nhằm ngăn chặn điều này là laser đông máu (khi thực hiện biện pháp này bạn cần tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 3 tuần). Ngoài ra, cũng có thể tiến hành biện pháp xơ hóa (chỉ định trong trường hợp tĩnh mạch có đường kính lớn) tuy nhiên bạn có thể gặp một số biến chứng như các cục máu đông, bầm tím và vấn đề về sắc tố.

Tĩnh mạch trương: Đây là việc các tĩnh mạch mở rộng nông gần bề mặt da và là một bệnh lý thường gặp với 2/3 phụ nữ. Nếu muốn chữa khỏi chứng bệnh này chi phí rất cao và thời gian nằm viện kéo dài. Các bác sĩ sẽ tiến hành xơ hóa tĩnh mạch, laser, hoặc phlebectomy (phác thảo, đánh dấu khu vực da cần điều trị, gây mê, tiêm chích vào chỗ da, phẫu thuật cắt bỏ các tĩnh mạch phồng lên, cắt phân đoạn thông qua một vết rạch nhỏ) và cần thiết phải đi tất sau 1 tuần điều trị.

Lông chân: Đầu tiên bạn nghĩ mình có thể cạo hoặc nhổ những sợi “violon” này một cách dễ dàng nhưng chỉ sau 5-7 ngày bạn thấy rất khó chịu khi chúng lại xuất hiện, thậm chí còn nhiều hơn. Bên cạnh đó, không ít người sử dụng các loại thuốc làm rụng lông chân và tay, nhưng kéo dài được 1 tháng và nó có thể cũng gây đau. Biện pháp an toàn tiến hành laser vừa không đau, nhanh mà rất hiệu quả.

Bệnh nấm da và móng: Bệnh nấm là căn bệnh phổ biến thứ 5 thường gặp ở những người trưởng thành. Đây là bệnh truyền nhiễm với những triệu chứng gây ngứa, rát và da khô, móng tay, chân mờ đục. Do đây là một bệnh lý truyền nhiễm nên bạn cần thiết phải đến gặp bác sĩ da liễu để có những biện pháp phòng chống và chữa trị. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng nấm nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ cách dùng và thời gian sử dụng. 

Theo Trần Biên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thường gặp