Ngày Tết, đã ăn hải sản thì chớ uống bia

Ngày 17/02/2015 10:50 AM (GMT+7)

Hải sản là thực phẩm ngon, nhiều chất bổ dưỡng, tuy nhiên có một số lưu ý khi ăn hải sản.

Ăn hải sản xong không nên uống trà

Ăn xong hải sản không nên uống trà vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi. Nếu muốn uống trà, nên uống sau khi ăn hải sản khoảng 2 tiếng.

Ngày Tết, đã ăn hải sản thì chớ uống bia - 1

Ăn hải sản xong không nên uống trà, uống bia

Ăn hải sản xong không nên uống trà

Ăn xong hải sản không nên uống trà vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi. Nếu muốn uống trà, nên uống sau khi ăn hải sản khoảng 2 tiếng.

Không nên uống bia

Người Việt thường uống bia khi ăn hải sản, đây là một thói quen rất có hại vì tôm, cua sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh Gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric.

Ăn cùng hoa quả

Cá, tôm, cua … đều có giá trị dinh dưỡng canxi và protein cao. Nhưng trong hoa quả lại có rất nhiều tanin, nếu sau khi ăn hải sản lập tức ăn hoa quả không những ảnh hưởng đến sự hấp thụ đối với protein mà chất canxi trong hải sản sẽ kết hợp với tannin của hoa quả, làm cho canxi khó dung hòa, từ đó gây kích thích cho dạ dày, đường ruột, thậm chí gây đau bụng, buồn nôn... Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản khoảng 2 tiếng.

Hải sản đông lạnh không nên hấp, luộc

Đồ hải sản không giống với thịt, bản thân hải sản kèm theo rất nhiều vi khuẩn chịu nhiệt thấp và độ phân giải protein rất nhanh. Nếu để trong tủ lạnh nhiều giờ, lượng vi khuẩn trong tôm sẽ tăng lên, một phần protein cũng biến chất, sinh ra chất dạng amin, ăn như thế nào cũng không đạt đến cảm giác, mùi vị ngon miệng thật sự và an toàn như ăn hải sản tươi, chính vì vậy không thích hợp với hấp luộc.

Hải sản nấu không chín

Một số loại vi khuẩn gây bệnh trong hải sản có tính chịu nhiệt khá mạnh, phải trên 80℃ mới chết. Ngoài vi khuẩn kèm theo trong nước, trong hải sản còn có thể tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và các chất ô nhiễm độc hại và vi khuẩn trong khi sơ chế.

Thông thường, luộc trong nước sôi 4-5 phút mới có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong hải sản. Vì vậy, khi ăn cua, nhím biển, nên chú ý nấu chín tới mức độ nhất định, ăn gỏi cá cũng cần đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh của cá.

Cẩn thận độc tố  

Bản thân sò ốc luôn kèm theo lượng khuẩn khá cao, protein phân giải cũng rất nhanh. Một khi sò ốc chết đi, đại lượng vi khuẩn phát triển mạnh, sinh ra độc tố. Đồng thời trong đó cũng chưa acid béo không bão hòa dễ gây ô xy hóa. Sò, ốc không tươi còn sinh ra nhiều chất độc hại khác đe dọa lớn đến sức khỏe.

Sau khi mua sò ốc sống, về nhà không nên để lâu, cố gắng hấp, nấu ăn ngay. Người có cơ địa dị ứng nên đặc biệt chú ý, bởi vì dị ứng có thể do quá trình phân giải protein hải sản gây ra.

Nguyên tố kim loại nặng dễ tích tụ ở phần đầu hải sản, vì vậy cố gắng không nên ăn đầu tôm, đầu cá.

Theo An Nhiên (Infornet)
Nguồn:

Tin liên quan