Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết

Ngày 20/07/2017 10:00 AM (GMT+7)

Từ những mô sụn mềm khi còn là một phôi thai, thai nhi đã bắt đầu quá trình hình thành vô cùng kỳ diệu qua từng giai đoạn phát triển để có được khung xương cứng cáp khi chào đời. Và quá trình đó là cả một công trình vĩ đại của mẹ thông qua chế độ dinh dưỡng suốt 9 tháng thai kỳ.

Nhiều mẹ do quá nghén hoặc không thực sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ nên đã bỏ qua rất nhiều cơ hội quý giá để cho con có được nền tảng sức khỏe tốt nhất. Cũng vậy, với việc bổ sung canxi trong thai kỳ, không ít mẹ bầu chỉ bắt đầu hành động khi bước qua giai đoạn giữa. Trong khi đó, từ lúc còn là một phôi thai trong những tuần đầu tiên, thai nhi đã bước vào quá trình hình thành khung xương một cách rất kỳ diệu.

Các mẹ hãy xem quá trình diệu kỳ từ tế bào thành mô sụn mềm và khung xương cứng cáp của thai nhi diễn ra như thế nào nhé!

Tháng 1: Phôi thai phân chia thành 3 lớp

Sau khi trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung nó sẽ nhanh chóng phân chia, tạo thành 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì. Ngoại bì chính là lớp ngoài cùng sẽ phát triển hệ thần kinh, tóc, mắt và da của bé sau này. Trong khi đó, lớp trung bì, tức lớp nằm giữa sẽ phát triển thành khung xương, các cơ, thận, cùng với cơ quan sinh dục của bé. Cuối cùng là lớp nội bì, nằm trong cùng sẽ phát triển thành gan, phổi và hệ tiêu hóa. Như vậy, từ khi chỉ là một tế bào, phôi thai đã bắt đầu hoạt động sống của mình rồi đấy!

Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết - 1

Tháng 2: Hình thành cột sống, tay và chân

Dù chỉ là tháng thứ 2 nhưng đây lại mốc thời gian rất quan trọng đối với sự hình thành khung xương của phôi thai. Nó đánh dấu một sự thay đổi lớn với sự xuất hiện của cột sống và các ống thần kinh. Sự phát triển của cả hai bộ phận này có ý nghĩa rất lớn đối với hệ thần kinh, chỉ một khiếm khuyết nhỏ nó có thể khiến bé mang dị tật. Sang đến gần cuối tháng này, tức vào khoảng tuần thứ 6, phôi thai chỉ có kích thước tương đương với một hạt đậu nhưng chân, tay, cẳng chân, cẳng tay đã bắt đầu hình thành dù phần đuôi, bộ phận mà sau này sẽ mất hẳn và thành xương cụt vẫn còn cho tới thời điểm này.

Tháng 3: Phát triển đốt, khớp, khuỷu, ngón ở tay và chân

Bước sang tháng thứ 3, phôi thai đã được gọi là thai nhi với phần khung xương phát triển rất nhanh. Thai 9 tuần đã có thể đo được chiều dài trung bình 2,3cm và cân nặng khoảng 2g. Chiều dài cơ thể cũng bắt đầu phát triển với tốc độ rất nhanh từ sau những tuần đầu của tháng này, với sự phân chia rất rõ ràng các khớp, khuỷu, đốt, ngón ở cả bàn tay và bàn chân. Trông bé lúc này đã rất yêu với các chi bé xíu rồi!

Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết - 2

Tháng 4: Xương cần thêm chất để phát triển mạnh mẽ

Sau khi bước qua giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển với tốc độ rất nhanh. Vào đến tuần 17, thai nhi đã dài 13cm và nặng 140g. Để khung xương chắc khỏe và không khuyết tật, bé sẽ cần thêm rất nhiều canxi cung cấp từ cơ thể mẹ. Nhu cầu này sẽ tăng dần và diễn ra liên tục trong suốt thai kỳ cho đến khi bé chào đời. Ước tính, trung bình trong 40 tuần thai kỳ, thai nhi phải cần 30g canxi để hình thành và phát triển 200 xương trong cơ thể. Do đó, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ phải tăng cường bổ sung trung bình mỗi ngày khoảng 1g canxi để cung cấp đủ cho nhu cầu của thai nhi. Nếu thiếu hụt, bé sẽ lấy nguồn canxi đó từ cơ thể mẹ và sẽ khiến mẹ gặp nhiều rắc rối với các bệnh xương khớp sau này. Để hấp thu canxi một cách tốt nhất, mẹ nên bổ sung thêm vitamin D từ mặt trời hoặc từ các thực phẩm như sữa, trứng hoặc tảo.

Tháng 5 – 6: Cử động khớp tay, chân đầu tiên

Sau khi có được bước phát triển khá quan trọng, đánh dấu sự xuất hiện của các khớp, khuỷu thì đến tháng 5, tháng 6, thai nhi sẽ chứng minh cho mẹ thấy sức sống của mình bằng các cử động khớp đầu tiên. Chân tay bé đã có thể ngọ nguậy, quờ quạng và thậm chí có thể vung, đạp từ sau tuần 18. Để nhìn được những hình ảnh ấn tượng này, mẹ có thể siêu âm trong lần khám thai gần nhất.

Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết - 3

Tháng 7 – 8: Từ sụn mềm thành xương cứng

Sau các tháng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của khung xương, đến tháng 7, tháng 8, thai nhi sẽ bắt đầu bước ngoặt mới khi chuyển từ sụn mềm thành xương, và phát triển các cơ bắp quanh xương để dần tạo nên lớp chất béo bảo vệ toàn bộ cơ thể. Ở giai đoạn này, bé chỉ cần một lượng canxi khoảng 250 mg/ngày.

Tháng 9: Gọi là xương cứng nhưng xương thai nhi vẫn mềm

Tháng cuối cùng của thai kỳ, về cơ bản xương của bé đã thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận nhưng xương vẫn rất mềm. Mãi đến khi chào đời và bú mẹ, bé vẫn rất cần được bổ sung thêm canxi để tiếp tục hoàn thiện khung xương thêm cứng cáp hơn. Do đó, mỗi ngày mẹ cần bổ sung đủ 1500mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển của con nhé! Điều này cũng là vì sức khỏe xương khớp của mẹ sau này nữa đấy!

Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết - 4

Với quá trình phát triển xương thai nhi trên đây, chắc hẳn các mẹ đã nhận ra một điều rằng nếu chỉ bắt đầu bổ sung canxi cho thai nhi từ thứ 4 trở đi không thôi thì chưa đủ phải không nào? Và quả thật việc bổ sung canxi cho bà bầu là cả một quá trình liên tục và kéo dài từ giai đoạn thụ thai cho đến khi bé chào đời, thậm chí kể cả trong giai đoạn bú mẹ.

Nếu thai nhi không có đủ nguồn canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển qua từng giai đoạn, bé sẽ buộc phải lấy đi lượng canxi từ trong xương của mẹ. Đó là lý do tại sao nhiều mẹ sau sinh nở không thể tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, thậm chí là các bệnh thoái hóa xương do mật độ xương giảm đáng kể.

Chính vì vậy, các mẹ nhớ phải bắt đầu bổ sung canxi ngày từ những tuần đầu tiên của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả thai nhi lẫn của mẹ nhé! Theo khuyến cáo của Bộ y tế, nhu cầu canxi của phụ nữ khi mang thai là 1000g/ngày trong toàn bộ thai kỳ. Các mẹ có thể bổ sung qua đường ăn uống với chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm giàu canxi như: cá, tôm, sữa bò tươi, sữa chua, đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành, rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí… Đây đều là những thực phẩm có thể cung cấp trung bình từ 100 – 380mg canxi/100g, một lượng canxi tự nhiên rất dồi dào.

Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết - 5

Nhưng trên thực tế việc hấp thu canxi qua thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế do quá trình chế biến hoặc mẹ không biết chính xác lượng canxi trong mỗi loại thực phẩm để cân đong đo đếm cho đủ. Do đó, trong giai đoạn mang thai ngoài những thực phẩm giàu canxi, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi loại viên uống NextG Cal là thuốc nhập khẩu từ ÚC. Thuốc chứa canxi tự nhiên MCHA chiết xuất từ xương bò non, được chứng minh lâm sàng hấp thu tốt hơn một số canxi hữu cơ tổng hợp khác. Ngoài ra, NextG Cal còn có vitamin D3 là thành phần giúp hỗ trợ hấp thu canxi vào máu và vitamin K1 giúp định hướng hấp thu canxi vào xương. Hiện trên thị trường không phải thuốc canxi nào cũng có đầy đủ những thành phần này. Thuốc dạng viên nang không mùi, không gây khó chịu cho mẹ bầu khi uống và không thích hợp cho mẹ bầu nào bị tiểu đường thai kỳ vì không chứa đường.

Canxi NEXTG CAL
Mẹ khỏe – Bé cao

Các giai đoạn phát triển xương của thai nhi mẹ bầu cần biết - 6

Viên canxi tự nhiên kết hợp Vitamin D3, K1

Thành phần: Mỗi viên nag chứa: MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite): 500mg - Tương đương với  Calcium 120mg, Phosphorus 55mg. Dry Vitamin D3 Type 100 CWS 800mcg.  Dry Vitamin K1 5% SD  160mcg . Chỉ định: Nguồn cung cấp canxi (trong thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ mãn kinh...). Giúp phòng và điều trị loãng xương.

Liều dùng:

Người lớn: Uống 2-6 viên mỗi ngày.

Phụ nữ có thai & cho con bú: Uống tối đa 4 viên mỗi ngày.

Trẻ em: 3-6 tuổi: 1 viên/ngày, 6-14 tuổi: 2 viên/ngày; 15 tuổi và trở lên: theo liều của người lớn. Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn: Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận với liều dung 8g/ ngày cho phức hợp MCHA trong khoảng thời gian dài, MCHA là thuốc an toàn, chưa có ghi nhận về độc tính. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục QLD:  0670/13/QLD-TT, ngày 23 tháng 07 năm 2013.

Sản xuất bởi Probiotec Pharma Pty Limited, Australia

Website: http://nextgcal.vn/ 

Tư vấn miễn phí bởi dược sĩ : 18001125

Sản phẩm được phân phối bởi Đại Bắc Group và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nguồn: [Tên nguồn].