Sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung - Liệu có thực sự cần thiết?

Ngày 26/10/2015 08:00 AM (GMT+7)

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Ở Việt Nam, ước tính cứ 100,000 người phụ nữ thì có tới 20 trường hợp mắc UTCTC với 11 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong tăng theo tuổi.

Theo số liệu báo cáo của tổ chức ung thư thế giới GLOBOCAN 2012 (IARC), ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong 4 bệnh ung thư ở phụ nữ. Khoa học hiện đại đã tạo ra được vacxin để phòng nhiễm một số chủng HPV gây ung thư cổ tử cung. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa UTCTC có hiệu quả nhất khi phụ nữ chưa có quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 9-26, và sẽ không tối ưu sau lứa tuổi này. Tuy nhiên, tiêm vắc xin HPV không thể thay thế cho thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung. Cho dù đã tiêm phòng, bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử trí sớm các tổn thương ở cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Mỗi năm trên thế giới có hơn 500 nghìn trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán và khoảng 51% trong số đó chết vì ung thư cổ tử cung, chủ yếu ở xảy ra ở các nước kém phát triển. Ở Việt Nam, ước tính cứ 100,000 người phụ nữ thì có tới 20 trường hợp mắc UTCTC với 11 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong tăng theo tuổi.

Sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung - Liệu có thực sự cần thiết? - 1

Nhờ phát hiện ra mối liên quan giữa một số chủng virus gây u nhú HPV và ung thư cổ tử cung, khoa học hiện đại đã tạo ra được vắc xin phòng ngừa UTCTC. Vắc xin ung thư cổ tử cung đã cứu sống hàng ngàn phụ nữ mỗi năm. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa UTCTC có hiệu quả nhất khi phụ nữ chưa quan có hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV ở các lứa tuổi cao hơn cho hiệu quả bảo vệ không được tối ưu. Vì thế, cho dù đã tiêm phòng, chị em phụ nữ vẫn nên định kỳ khám phụ khoa và làm các test chẩn đoán để sàng lọc sớm UTCTC.

Mặc dù nguy hiểm nhưng UTCTC có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhờ phát hiện sớm và can thiệp điều trị ngay từ đầu. Nhiều năm trước đây, hiệu quả điều trị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ ở nước ta chưa cao do thiếu những chương trình tầm soát, phát hiện sớm khối u. Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn với thời gian kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm. Đặc biệt, giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó phụ nữ không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khám phụ khoa định kỳ và khám sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung chính là biện pháp tích cực nhất giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh chết người này. 

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào?

Việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung dựa trên các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm tế bào học. Ngày nay, có nhiều kỹ thuật chuẩn đoán sàng lọc ung thư từ giai đoạn sớm. Trong đó, phải kể đến các xét nghiệm như PAP (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) và VIA (Quan sát bề mặt CTC với axít axetic). PAP bộc lộ một số nhược điểm như không có kết quả ngay và cần hệ thống bảo quản và đọc tiêu bản phức tạp, người thực hiện cần được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng, chi phí cao. Từ năm 1988, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ phương pháp xét nghiệm VIA, một xét nghiệm đơn giản, ít tốn kém, có thể thực hiện được ở hầu hết các cơ sở y tế để sàng lọc nhanh các tổn thương tiền ung thư.

Sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung - Liệu có thực sự cần thiết? - 2

Xét nghiệm VIA quan sát sự biến đổi màu sắc ở bề mặt cổ tử cung sau khi bôi acid acetic (nồng độ 3 – 5%). Bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi rát nhẹ, thậm chí là không có cảm giác gì. Kết quả sẽ có chỉ sau một vài phút. Nếu kết quả là âm tính, phụ nữ có thể yên tâm rằng mình không có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong vòng 3 năm tới. Sau 3 năm, phụ nữ có thể tiếp tục trở lại các phòng khám sản phụ khoa để thực hiện lại xét nghiệm này. Ngoài các phương pháp này, các phòng khám sản phụ khoa Marie Stopes Việt Nam đã phối hợp với các labo triển khai nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại cùng với việc thăm khám phụ khoa tỷ mỷ để tăng hiệu quả phát hiện các tế bào bất thường cổ tử cung.  

Để kịp thời phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít nhất là 1 lần trong năm. Đây là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục mà chưa được tiêm phòng vắc xin HPV.

Hơn 20 năm đồng hành cùng người dân Việt Nam, hệ thống phòng khám Marie Stopes đã dần trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ chất lượng cao cho chị em phụ nữ. Các phòng khám của Marie Stopes Việt Nam thường xuyên hỗ trợ khám lưu động phục vụ cộng đồng và luôn sẵn sàng cung cấp các gói khám phụ khoa phù hợp theo nhu cầu chị em phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị.

Hệ thống Phòng Khám Marie Stopes Việt Nam hiện có tại Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Để được tư vấn sử dụng dịch vụ và biết về các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng, hãy liên hệ tổng đài hỗ trợ 1900 55 88 82 hoặc truy cập website http://www.msi-clinics.vn.

Nguồn: [Tên nguồn].