“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc

Ngày 18/02/2014 17:51 PM (GMT+7)

Cơ hội hiếm hoi khi phóng viên được theo chân các kỹ thuật viên và chứng kiến công việc tách tế bào gốc tự thân; bảo quản cũng như ghép tế bào gốc cho những bệnh nhân bị bệnh về máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương…

Điều trị bằng phương pháp tế bào gốc đã được áp dụng để chữa tim mạch, cơ xương khớp, tụy, da, các bệnh về máu… tế bào gốc giúp sửa chữa những bộ phận bị hỏng để tái tạo lại một cơ quan mới đem lại sự sống cho nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo.

Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là cơ sở hàng đầu của ngành y tế Việt Nam ứng dụng phương pháp này. Anh  Lê Xuân Thịnh - Kỹ thuật viên trưởng ở Trung tâm Tế bào gốc – Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, sau khi có nguồn tế bào gốc, làm các xét nghiệm tương thích, cán kỹ thuật viên sẽ tách tế bào từ người cho đồng loại hoặc tự thân. Sau đó tế bào gốc sẽ được lưu giữ -196 độ C tại phòng đặc biệt.

Khi chuẩn bị ghép, mẫu tế bào gốc sẽ được các kỹ thuật viên phải dùng các thiết bị bảo hộ lấy mẫu ra thật  và đưa đến bể ấm ngâm rã đông trong 4 phút để nhiệt độ mẫu tế bào gốc trở về 37 độ C. Tất cả các thao tác đều phải nhanh và chuẩn vì các tế bào chết theo từng giây. Các thủ tục truyền tế bào gốc chỉ 8-10 phút là xong sau, đó bệnh nhân được theo dõi trong môi trường đặc biệt toàn khoảng 1 tuần, nếu sức khỏe ổn định thì có thể ra viện.

Trước đây, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thường ghép tươi sau khi lấy tế bào gốc 48 giờ. Nay tế bào gốc được lưu giữ lâu hơn để tìm một thời điểm thuận lợi nhất để ghép. Riêng tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn có thể lưu 18 năm.

Bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loại hôm 18/2 là chị Đoàn Thị Thanh Thủy 30 tuổi (Từ Liêm - Hà Nội). Chị Thủy bị ung thư máu, được anh trai cho và phù hợp AND gần như tuyệt đối, chỉ khác giới tính và nhóm máu. Anh nhóm máu O, em nhóm máu A, và thường anh em chỉ trùng hợp 60-70%.

Trước đây 1 tuần, tế bào gốc đã được tách từ người anh trai của chị Thủy và lưu giữ trong tủ bảo quản với nhiệt độ - 196 độ C tại Trung tâm Tế bào gốc của Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương. Sau  khi xác định thời điểm ghép, mẫu tế bào gốc được lấy và đưa ra thật nhanh để rã đông trong hộp nước ấm 4 phút, nhanh vì các tế bào chết theo từng giây.

Còn bệnh nhân được tách tế bào gốc tự thân là bệnh nhân Nguyễn Đình Thi 34 tuổi (Hà Nội) Anh Thi bị bệnh đa u tủy xương gần 1 năm nay. Trước đây anh chỉ bị đau mỏi vai gáy đã mổ, sau đó làm các thủ tục xét nghiệm thì phát hiện ra bệnh và được giới thiệu qua Viện Huyết học – Truyền máu.

Kỹ thuật viên Lê Xuân Thịnh  cho biết, lấy tế bào gốc tự thân thường khó hơn do bệnh nhân trước đó đã điều trị, ảnh hưởng bởi thuốc điều trị và sức khỏe của bệnh nhân hạn chế. Đến nay, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã ghép được hơn 100 ca tế bào gốc cho các bệnh nhân bị các bệnh liên quan về máu.

Điều trị bằng phương pháp tế bào gốc đã được áp dụng để chữa tim mạch, cơ xương khớp, tụy, da, các bệnh về máu…tế bào gốc giúp sửa chữa những bộ phận bị hỏng để tái tạo lại một cơ quan mới đem lại sự sống cho nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo.

Với tiến bộ nhanh chóng của y học thế giới, ngày 15/2 vừa qua các nhà khoa học ĐH Y khoa Texas Medical Branch (Mỹ) tái tạo thành công phổi người trong phòng thí nghiệm, mở ra bước tiến mới trong việc điều trị và cấy ghép phổi trong tương lai. Dưới đây là một số hình ảnh từ Trung tâm Tế bào gốc và Khoa Ghép tế bào gốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương:

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 1

 Kỹ thuật viên đang lấy mẫu tế bào gốc của người anh trai được lưu giữ 10 ngày nay ra để truyền cho chị người em gái.

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 2

Kỹ thuật viên phải dùng găng tay bảo hộ, nếu không cẩn thận sẽ bị bỏng lạnh bởi nhiệt độ -196 độ C.

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 3

Mẫu tế bào gốc ngay sau đó được rã đông trong tủ ấm đến  nhiệt 37 độ C trong vòng chừng 4 phút.

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 4

Rất nhanh sau đó mẫu tế bào được đưa về phòng ghép (truyền) cho bệnh nhân.

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 5

Công đoạn truyền tế bào gốc chỉ mất chừng 8- 10 phút.

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 6

Các phản ứng thường thấy trong giai đoạn truyền bệnh nhân sẽ bị nôn, tức ngực... 

“Đột nhập” vào phòng ghép tế bào gốc - 7

Bệnh nhân Nguyễn Đình Thi đang được tách tế bào gốc tự thân để ghép cho chính bản thân mình.

Theo Hoài Nam (Gia đình & Xã hội)
Nguồn:

Tin liên quan