"EVN không có quyền xây dựng biểu giá điện cho xã hội"

Ngày 22/09/2015 17:24 PM (GMT+7)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không có chức năng xây dựng biểu giá điện cho xã hội. EVN là doanh nghiệp không thể làm thay việc của cả ngành điện. Xây dựng biểu giá điện là trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Đây là ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo lấy ý kiến về đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bán lẻ do EVN tổ chức sáng 22-9.

Theo đó, EVN đưa ra ba phương án gồm: Giữ nguyên biểu giá điện 6 bậc thang như hiện hành; tính đồng giá ở mức 1.747 đồng/kWh; rút gọn biểu giá điện sinh hoạt từ 6 bậc thang về 3 hoặc 4 bậc thang. 

Phương án 1: Giữ nguyên 6 bậc thang như hiện hành

quot;EVN không có quyền xây dựng biểu giá điện cho xã hộiquot; - 1

Phương án 2: Quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt (đồng giá) 1.747 đồng/kWh, là mức giá bán điện bình quân của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành.

quot;EVN không có quyền xây dựng biểu giá điện cho xã hộiquot; - 2

Phương án 3, rút gọn biểu giá điện sinh hoạt từ 6 bậc thang về 3 hoặc 4 bậc. Phương án này được EVN xây dựng 5 kịch bản khác nhau.

quot;EVN không có quyền xây dựng biểu giá điện cho xã hộiquot; - 3

Tuy nhiên, ông Cung cho rằng tại sao EVN lại đưa ra mức giá, những con số đó. Người dân cần biết các số liệu đó lấy từ đâu ra? Cùng với đó, ông Cung cho rằng việc xây dựng biểu giá điện không phải trách nhiệm của EVN, do vậy EVN đứng ra tổ chức hội thảo là điều rất "ngạc nhiên". 

"EVN là doanh nghiệp, đơn vị này không thể đại diện cho cả ngành điện để làm biểu giá điện cho xã hội. Nhiệm vụ này là của Bộ Công Thương. Cần phải phân biệt rõ điều này"- ông Cung nêu quan điểm.

Trong khi đó, TS Ngô Trí Long, Chuyên gia tài chính đồng ý với quan điểm biểu giá lũy tiến theo bậc thang nhưng phải tính toán lại các mức giá, giãn khoảng cách giữa từng bậc thang. 

"Sử dụng 6 bậc như hiện nay là hợp lý nhưng hệ số từng bậc phải thấp hơn. Ví dụ bậc 101-200 tăng 9% so với bình quân, 201-301 tăng 38% so với bình quân, 301-400 tăng 54%, trên 400 tăng gần 60% như hiện tại là quá cao. Do đó, khi xây dựng phương án mới, phải làm sao để tiêu dùng trong bậc phổ biến 100-300 kWh số hệ số rút bớt xuống chỉ tăng khoảng dưới 20% so với giá bình quân"- ông Long nêu ý kiến. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng VN cho rằng không nên áp dụng phương án đồng giá 1.747 đồng/kWh mà nên theo phương án bậc thang lũy tiến mang tính ổn định. 

Đặc biệt ông Hùng nêu quan điểm cần xây dựng biểu giá điện theo hướng tránh tình trạng hóa đơn điện hàng tháng tăng giảm bất thường theo thời tiết.

Theo Trà Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot