Không nhân nhượng bất cứ ai dùng chất cấm để chăn nuôi

Ngày 25/04/2016 15:35 PM (GMT+7)

“Bất cứ tổ chức, cá nhân sau 1/7 nếu sử dụng chất cấm mà bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị mất tài sản rất lớn, nhất là dính vào vòng lao lí (mức phạt cao nhất là 20 năm tù)...", ông Nguyễn Văn Việt – Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn nói.

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo: “Quản lý và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và vấn đề đặt ra” vừa diễn ra sáng nay (25/4), tại Hà Nội. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như truyền thông, bởi vấn đề chống thực phẩm bẩn đang được toàn xã hội chung tay giải quyết.

Tại Hội thảo, Ban tổ chức cho biết, với tinh thần dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế, không né tránh, không nhân nhượng, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thông, Bộ Y tế, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) – Bộ Công an đã phanh phui nhiều vụ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Mới đây nhất, tại Tiền Giang hàng trăm con heo được “vỗ” bằng chất cấm đã được cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy.

Không nhân nhượng bất cứ ai dùng chất cấm để chăn nuôi - 1

Sẽ xử lý nghiêm minh những trường hợp dử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Trả lời về vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Việt – Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cho biết, đến thời điểm này về cơ bản đã khống chế được theo báo cáo của C49 – Bộ Công an. Ngoài vấn đề Sabultamol, các loại chất cấm như vàng ô, kháng sinh… cũng được các chuyên gia, nhà quản lý lên tiếng và đề nghị sẽ áp dụng chế tài mạnh nhất nếu phát hiện.

“Bất cứ tổ chức, cá nhân sau 1/7 nếu sử dụng chất cấm mà bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị mất tài sản rất lớn, nhất là dính vào vòng lao lí (mức phạt cao nhất là 20 năm tù). Để tăng cường công tác tuyên truyền, Bộ Công an, Viện Kiểm soát phải hướng dẫn cụ thể vì chỉ còn 2 tháng đã triển khai thực hiện.

Thứ hai cần tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, nguồn cung cấp thêm chất cấm với Bộ Y tế đã có văn bản. Cụ thể, các văn bản đều đưa chất sabultamol vào diện kiểm soát đặc biệt, khi công ty nhập về phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng” - ông Nguyễn Văn Việt cho biết.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho rằng, trong thời gian tới cần công bố danh mục chất cấm theo từng ngành, vì ngành này được sử dụng chất này, nhưng không được phép sử dụng ở ngành khác. Đồng thời, ngoài việc đảm bảo quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo thông thoáng của doanh nghiệp. Đại diện Cục Quản lý Dược cũng cho rằng cần có hiệp hội tẩy chay những sản phẩm chứa chất cấm.

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự