Những kiêng kị trong tháng 11

Ngày 23/11/2015 19:35 PM (GMT+7)

Tháng 11 đã vào đông, thời tiết lạnh, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, rất có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu ăn uống sai cách. Vậy những món nào không nên ăn trong thời gian này?

Món nào không nên ăn?

Lương y Đào Phan Toàn, Phòng khám Đông y phố Giắt (ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, việc ăn uống đủ dưỡng chất để chống chọi với thời tiết và bệnh tật khi vào đông rất cần thiết, vì vậy trong cuốn “Tổng hợp điều dưỡng 3 tháng đông – NXB Thông tấn xã Việt Nam”, Danh y Đào Công Chính (Hội Đông y Việt Nam tôn vinh là nhà dưỡng sinh học đầu tiên của Việt Nam) khuyên: Tháng 11 vào đông, nhiệt độ thấp, sức đề kháng cơ thể yếu, dễ mắc các bệnh lây nhiễm, vì vậy bạn không nên ăn thịt rùa, ba ba vì dễ mắc các bệnh lạnh, hàn khí.

Ngoài ra, cần hạn chế ăn rau sống đề phòng phát bệnh tích trệ. Không ăn hẹ tươi vì có thể gây chảy nước mắt, nước mũi, khạc nhổ. Không ăn quả thử bách, các món trai, hến và các vật có mai vì những món dễ bị lạnh bụng, đau bụng. Ba tháng mùa đông không nên ăn quả cật lợn và dê, không nên ăn thịt nướng do tạng thận đã vượng, bồi bổ thêm sẽ mất cân bằng cơ thể.

Cũng do tạng thận đang vượng, hai tạng tâm và phế yếu đi, vì vậy tháng 11 bạn nên ăn uống thêm chất đắng, giảm nhiều chất mặn để bổ dưỡng phế vị. Không nên uống các thuốc quá nóng. Yên tĩnh điều độ, gìn giữ để đón khí dương.

Có 2 món cháo mà Danh y Đào Công Chính khuyên nên ăn trong tháng 11 là:

Cháo củ cải: Lấy nửa bát củ cải cùng nửa bát gạo tẻ, nấu cháo ăn, giúp cơ thể ấm trung tiêu, nuôi dưỡng khí lạc.

Cháo đậu đỏ, ngày Đông chí lấy đậu đỏ nấu cháo, cả nhà cùng ăn có thể  miễn khỏi dịch khí.

Theo lương y Đào Phan Toàn, ngoài hai món cháo trên, Đông y có nhiều thực phẩm khác giúp giữ ấm cơ thể, phòng tà khí, cảm cúm như: Canh gà trị cảm cúm tốt. Độ mặn của canh gà giúp giảm tiêu đờm, hiệu quả hơn khi cho thêm hành tây, tỏi.

Những kiêng kị trong tháng 11 - 1

Ảnh minh họa: Chí cường

Canh xương hầm nóng bổ dưỡng, giàu chất béo, dinh dưỡng cao. Ngoài ăn có thể uống dần.

Trà nghệ và gừng, nước rau quả xanh có gừng rất tốt để tăng cường hệ miễn dịch.

Thịt bò, nấm nên ăn nhiều, vì giúp phòng ngừa cảm cúm.

Cá, các loại sò, hàu, tôm cua… tăng cường miễn dịch, thanh lọc vi khuẩn cúm. Cá hồi giàu Omega-3 giúp máu sản sinh tế bào chống cảm cúm, tăng miễn dịch.

Bổ sung nhiều vitamin, nhất là với người già, trẻ nhỏ. Vitamin C (hoa quả, rau tươi như chanh (nhưng không uống khi đói) giúp tăng cường thể lực, kích thích thần kinh khứu giác. Nước táo làm giảm nhẹ đau đầu, giảm căng thẳng. Trà gừng nóng giảm đầy hơi, trướng bụng do lạnh (nhưng không quá lạm dụng) giúp tăng cường sức đề kháng, chống cảm lạnh, bảo vệ thành mạch, phòng tránh nhiễm virus do cảm lạnh. Vitamin D (trứng, sữa, bơ, gan cá...) giúp chuyển hóa miễn dịch. Vitamin D3 giúp giảm nhiễm cảm cúm và chứng trầm cảm theo mùa.

Ngoài các món ăn, Danh y Đào Công Chính còn khuyên ngày Đông chí nên trải nệm dưới vách phương Bắc mà nằm (có thể hiểu là nằm về phía Bắc) để tiếp thụ nguyên khí. Tháng 11 gió độc hướng Đông Nam, nên tránh phạm kẻo khiến người ra nhiều mồ hôi, thắt lưng xương sống cứng, đau chân tay, không nhanh nhẹn.

Mùa Đông nên ngủ sớm, dậy muộn

Theo lương y Đào Phan Toàn, 3 tháng mùa đông (bế tàng), nên ngủ sớm, dậy muộn, không để da dẻ hở - đó là cách ứng với khí mùa đông.

Đêm đông nằm ngủ chăn mềm rất ấm. Ngủ dậy nên mở mắt thở hơi ra để xuất hết tích độc sẽ không mắc bệnh. Đêm nằm nên duỗi chân toàn thân sẽ ấm đều. Ban đêm đi nằm nhớ gõ răng 36 lần để tạng thận được yên. Hàng ngày nên uống một chén con rượu gừng để các bệnh không phát sinh. Các kiêng kị này đến tiết Lập xuân thì thôi.

Lương y Đào Phan Toàn cho hay, cả Đông và Tây y cũng luôn khuyên mỗi người nên ngủ đủ (7-8 giờ/ngày) giúp cơ thể khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Việc nghỉ ngơi điều độ, năng ra ngoài trời tiếp xúc với không khí trong lành sẽ giảm được chứng căng thẳng mùa đông. Hàng ngày nên tập thể dục khoảng 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để cơ thể khỏe mạnh, bạch huyết lưu thông…

Theo hướng dẫn của Danh y Đào Công Chính, tiết Đông chí vào giờ Tý, giờ Sửu ngồi yên, duỗi  hai chân, hai tay ấn hai đầu gối dùng hết sức từ 3-5 lần, gõ răng, thở hít, nuốt nước bọt. Cách này chữa các bệnh về tay chân, kinh lạc, kiết lị.

Danh Y Đào Công Chính sinh năm 1623, người Hội Am (huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương), nay là thôn Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). 13 tuổi ông đã đậu Hương cống, năm 1656 ông thi đỗ Bảng nhãn. Năm 1673 ông được cử đi làm phó sứ đoàn Hộ sĩ dương sang Trung Quốc, khi trở về được phong chức Lại bộ Hữu thị lang, được chọn giảng sách cho vua. Ông để lại cho cuốn đời sách “Bảo sinh diên thọ toản yếu” dạy cách giữ sức khỏe bằng dưỡng sinh, khí công, điều dưỡng, rèn luyện tâm thần, trị bệnh bằng thư giãn, hô hấp, xoa bóp.

Theo Uyển Hương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot