Phát hiện chấn động: Tìm thấy oxy trên sao Hỏa

Ngày 11/05/2016 11:32 AM (GMT+7)

Lần đầu tiên trong 40 năm, các nhà khoa học của NASA đã tìm thấy nguyên tử oxy nằm trên tầng bình lưu của sao Hỏa.

Vào ngày 7/5 vừa qua, lần đầu tiên trong 40 năm, các nhà nghiên cứu của NASA đã phát hiện thấy nguyên tử oxy trong bầu khí quyển của sao Hỏa, nhờ vào thiết bị quan sát tầng bình lưu thiên văn hồng ngoại (SOFIA), được phóng lên bởi một máy bay phản lực ở độ cao 13,7km so với bề mặt Trái đất.

Phát hiện chấn động: Tìm thấy oxy trên sao Hỏa - 1

Nguyên tử oxy được tìm thấy trên tầng bình lưu của sao Hỏa. Các nhà khoa học cho biết, lượng oxy được tìm thấy chỉ bằng một nửa so với dự kiến. Ảnh: NASA

SOFIA là từ viết tắt của cụm từ “Stratospheric Observatory For Infrared Astronomy” – thiết bị quan sát tầng bình lưu thiên văn hồng ngoại. Đây dự án chung giữa NASA và trung tâm hàng không vũ trụ CHLB Đức. SOFIA thường đậu tại cơ sở Dryden của NASA tại Palmdale, California.

Các nguyên tử oxy được tìm thấy ở tầng bình lưu của hành tinh đỏ. Nguyên tử oxy có ảnh hưởng đến cách các khí khác thoát khỏi sao Hỏa và do đó có một tác động đáng kể lên khí quyển của hành tinh. Khám phá này có thể giúp các nhà thiên văn học xác định được bầu khí quyển của sao Hỏa biến mất như thế nào. 

Mặc dù đây là một phát hiện đột phá về sao Hỏa - ngôi nhà mới tiềm năng của nhân loại - các nhà nghiên cứu cho biết chỉ tìm thấy một nửa lượng oxy họ mong đợi, nhưng điều này có thể là kết quả của sự thay đổi trong khí quyển.

Lần tìm thấy nguyên tử oxy trên sao Hỏa gần đây nhất là trong nhiệm vụ Viking và Mariner vào những năm 1970. Tại sao lại có một khoảng cách dài đến thế? Chỉ có duy nhất một thứ có thể "đổ lỗi": Bầu trời xanh của Trái đất.

Phát hiện chấn động: Tìm thấy oxy trên sao Hỏa - 2

SOFIA thực chất là một máy bay phản lực Boeing 747SP tùy biến, được gắn kính thiên văn

Nhà khoa học chỉ đạo dự án SOFIA, Pamela Marcum cho biết: "Nguyên tử oxy trong khí quyển của sao Hỏa rất khó để đo lường. Để quan sát nguyên tử oxy bằng các bước sóng hồng ngoại xa, các nhà khoa học phải ở trên phần lớn của bầu khí quyển Trái đất và sử dụng các công cụ có độ nhạy cao, trong trường hợp này là một quang phổ kế. SOFIA đáp ứng cả 2 điều kiện này".

Các nhà nghiên cứu đã vật vã với bầu trời của Trái đất trong nhiều thập kỷ qua, vì nó đậm đặc và đủ ẩm để khiến cho việc quan sát vũ trụ trở nên cực kỳ khó khăn. 

Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các biện pháp (như làm sao giả với những tia laser khổng lồ), trong đó có SOFIA.

Về cơ bản, SOFIA là một chiếc máy bay khổng lồ - một chiếc Boeing 747SP tùy biến - gắn một kính thiên văn lớn có đường kính 254cm (100 inch). SOFIA có thể bay lên trên bầu khí quyển của Trái đất và chụp được những bức ảnh rõ ràng.

SOFIA có một điểm cao thuận lợi, là một thiết bị chuyên dụng được thiết kế để bỏ qua bầu khí quyển của Trái đất, cho phép các chuyên gia thực hiện  tính toán của họ.

Trong khi các nhà nghiên cứu không đưa ra con số chính xác về lượng nguyên tử oxy nằm ở tầng bình lưu của sao Hỏa, họ vẫn cho biết nó ở mức thấp hơn so với dự kiến. 

Chính bởi điều này, họ sẽ tiếp tục sử dụng SOFIA để đánh giá các khu vực khác của hành tinh đỏ để đảm bảo số liệu này không phải là kết quả của sự thay đổi đơn giản trong khí quyển nơi đây.

Theo Nguyệt Phong
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan