Thầy cô Việt ngậm ngùi khi xem clip giáo viên Thái Lan phạt học sinh

Ngày 13/05/2016 00:09 AM (GMT+7)

Vì học sinh đi học muộn, thầy giáo Thái Lan đã phạt đánh học sinh giữa sân trường. Điều đáng nói là tất cả học sinh đều tự nguyện chấp nhận hình phạt.

Thầy giáo phạt học sinh công khai

Mới đây, một clip về giáo viên Thái Lan phạt đánh roi những học sinh đi học muộn dưới sân trường được nhiều thầy cô và phụ huynh chia sẻ. Điều mọi người bàn luận ở đây là hình phạt của thầy cô và thái độ của học sinh khi làm sai.

Theo nội dung clip, một nhóm học sinh ở dưới sân trường lần lượt đứng dậy chấp nhận cho thầy giáo vụt roi vào mông một cách công khai. Được biết, đây là cảnh tượng không phải là hiếm thấy ở Thái Lan.

Xem clip tại đây:

Thầy cô Việt ngậm ngùi khi xem clip giáo viên Thái Lan phạt học sinh - 1

Thầy giáo phạt học sinh đi học muộn công khai dưới sân trường.

Thầy cô Việt ngậm ngùi khi xem clip giáo viên Thái Lan phạt học sinh - 2

Người quay lại clip này chính là Thạc sĩ Giáo dục Ngô Thanh Huyền, tốt nghiệp tại trường đại học Sư phạm Bansomdej Chaopraya, Bangkok, Thái Lan năm 2010. Thạc sĩ Thanh Huyền cho biết, clip được quay tại trường đại học Sư phạm Bansomdej Chaopraya, nơi cô theo học.

Nói về hình phạt đòn roi với học sinh, thạc sĩ Huyền chia sẻ, học sinh Thái Lan tâm phục với quyết định của thầy cô. Phụ huynh thì rất tin tưởng giáo viên bởi họ coi học trò như con cái, dạy dỗ nhiệt tình, tâm huyết chứ không hề đánh vì tư thù riêng. 

Học sinh đi học muộn sẽ bị "gom" cả 1 tuần rồi phạt tập thể chứ không phải ngày nào cũng phạt. Những bạn mắc lỗi thì ở lại, số khác thì sẽ vào lớp trước. Ở đây coi trọng nhân quyền nên không có cảnh học sinh không phải đứng chịu phạt trước tập thể lớp. 

Thầy cô Việt ngậm ngùi khi xem clip giáo viên Thái Lan phạt học sinh - 3

Thạc sĩ Giáo dục Ngô Thanh Huyền, tốt nghiệp tại trường đại học Sư phạm Bansomdej Chaopraya, Bangkok, Thái Lan.

Clip thầy giáo Thái Lan phạt học sinh khiến nhiều thầy cô giáo Việt ngậm ngùi xót xa bởi thực trạng hiện nay học sinh không tôn trọng giáo viên, sẵn sàng nói xấu hay phản kháng lại thầy cô khi bị nhắc nhở. Thậm chí, chính phụ huynh cũng trong tâm thế túc trực, mỗi khi con có chuyện lao tới trường quát mắng, khiển trách giáo viên khi chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện. 

Thái Lan coi trọng giáo dục nhân cách

Chia sẻ về nền giáo dục ở Thái Lan, thạc sĩ Ngô Thanh Huyền cho biết, hệ thống giáo dục của Thái Lan được chia làm 4 cấp:

1. Giáo dục mầm non.

2. Giáo dục tiểu học: từ lớp 1-6

3. Giáo dục trung học: từ lớp 7-12

4. Giáo dục cao cấp: gồm các trường nghề, đại học và trên đại học.

Đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học, Thái Lan rất coi trọng giáo dục nhân cách con người, tính kỷ luật với mục tiêu đào tạo các thế hệ trở thành một người có nhân cách tốt, có ích cho gia đình, xã hội.

Do văn hóa và tôn giáo nên học sinh ở đây rất sợ và kính trọng thầy. Nghề giáo là nghề rất được tôn trọng trong xã hội. Họ tổ chức thi tuyển đàng hoàng chứ không có chuyện chạy tiền hay tiêu cực như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, lương của giáo viên được trả rất cao nên không có chuyện dạy thêm, học thêm. Thầy cô thì tâm huyết với nghề, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, luôn tìm ra những phương pháp mới để cống hiến.

"Thời gian tôi học và dạy sinh viên ở Thái Lan là 2 năm. Tôi thấy rất yêu nghề và được sinh viên trân trọng, lãnh đạo trường tin tưởng và tạo điều kiện", thạc sĩ Huyền kể lại.

Thầy cô Việt ngậm ngùi khi xem clip giáo viên Thái Lan phạt học sinh - 4

Thạc sĩ Huyền và sinh viên Thái Lan.

Lương của giáo viên được trả theo bằng cấp nhưng chuyện bằng cấp là thực lực chứ không phải đi mua. Sinh viên thi đỗ rất dễ nhưng tốt nghiệp rất khó bởi nếu không học tích cực sẽ không được ra trường. 

Ở Thái Lan, chỉ những trường đại học top đầu mới phải thi, còn những trường bình thường thì không cần thi. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chất lượng giáo dục ở đây tồi tệ. Họ vẫn đào tạo sinh viên một cách bài bản. Tất nhiên những sinh viên này không giỏi bằng những trường phải thi cử. 

Bên cạnh đó, ở Thái Lan có tính cộng đồng cao, vì cái chung chứ không tư lợi cá nhân. Con người được tôn trọng. Ví dụ nhỏ như các loại bằng cấp giấy tờ. Ở Việt Nam khi đi nộp ở bất kỳ cơ quan nào phải photo công chứng. Còn ở Thái Lan, chỉ cần photo và bạn ghi chữ sao y bản chính rồi ký tên vào hồ sơ là được công nhận hợp pháp.

Tào Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bạo lực học đường