Cảm động tình già ở xóm chạy thận

Ngày 28/06/2014 00:00 AM (GMT+7)

Căn nhà nhỏ đầy ắp tình cảm của đôi vợ chồng già bệnh tật.

Chúng tôi có mặt tại xóm chạy thận (ngõ 121, Lê Thanh Nghị, Hai Ba Trưng, Hà Nội) vào ngày thời tiết mát mẻ. Các thành viên trong xóm có mặt đầy đủ dưới gốc tre ngoài đường nói chuyện để vơi đi nỗi nhớ nhà. Địa điểm này được mọi người đùa vui là "nhà văn hóa" của xóm.

Không có cuộc sống dư giả, ông Dương Xuân Chiên (SN 1951), chồng bệnh nhân chạy thận Dương Thị Hoài (SN 1955) quê Vụ Bản, Nam Định bị mắc bệnh gút 4 năm nay. Hàng ngày, đôi chân bị căn bệnh “nhà giàu” này vẫn rong ruổi đạp xe đưa vợ đi chạy thận hơn 5 năm nay.

Kể lại giai đoạn khó khăn, vất vả của mình khi mới phát hiện bệnh, bà Hoài cho biết, năm 2007, thấy người thường xuyên đau lưng, chân tay tê mỏi nhưng không đi khám bệnh vì sợ mọi người lo lắng. Đến tháng 7/2009, trong một tháng, bà Hoài bị ngất tới 4 lần. Các con bà chạy ngược chạy xuôi, vay mượn tiền để đưa bà lên BV Bạch Mai khám. "Bác sỹ yêu cầu nhập viện ngay vì tôi suy thận tới cấp độ 4 là mức cực kỳ nguy hiểm. Những ngày đầu chữa bệnh, tôi cảm thấy tuyệt vọng vô cùng nhưng ông nhà tôi luôn là chỗ dựa tinh thần những lúc tôi mệt mỏi nhất", bà Hoài kể.

Thời gian đầu, hai vợ chồng bà Hoài ở nhờ nhà người quen gần khu vực Kim Mã để tiết kiệm khoản chi phí sinh hoạt vốn đã eo hẹp. Hàng ngày, ông Chiên rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ chở bà Hoài tới bệnh viện, không một lời than vãn. "Ở nhờ được một thời gian, người nhà tỏ thái độ không bằng lòng nên vợ chồng tôi quyết định tìm nhà trọ gần Bệnh viện Bạch Mai để đi lại cho tiện. Hơn nữa, những lúc trái gió trở trời, ông nhà tôi cũng đỡ vất vả đưa tôi tới bệnh viện", bà Hoài chia sẻ.

Vợ chồng bà Hoài có 3 người con, trừ cô con gái lấy chồng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) thỉnh thoảng tới thăm bố mẹ, hai người con trai còn lại đều đi làm ở Tây Nguyên, có thể nói xóm chạy thận đã trở thành gia đình thứ hai của vợ chồng bà Hoài. “Những lần trái gió trở trời, ông nhà tôi đau không nhấc nổi chân, tay. Lúc đó, bà suy thận dìu ông gút đi lại, ăn uống. Ông nhà tôi tốt tính lắm, thương vợ đau yếu nên nhẫn nhịn khó khăn. Động viên tôi cố gắng sống vì con vì cháu. Cánh cửa này khép lại thì cánh cửa kia sẽ mở ra”, bác Hoài xúc động.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 1

Với những bệnh nhân làng chạy thận, hình ảnh ông Chiên chở vợ từ nhà trọ ra bệnh viện trên chiếc xe đạp cà tàng đã quá quen thuộc.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 2

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 3

Dù bản thân cũng có bệnh, thương vợ đau ốm, những lúc khỏe mạnh, ông Chiên thường đảm nhận công việc nấu nướng.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 4

Căn nhà 8m2 là mái ấm thứ hai của vợ chồng bà Hoài từ khi ra Hà Nội chữa bệnh.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 5

Chạy thận nhiều, những cục u trên tay bà Hoài nổi càng to, gây đau nhức, khiến bà không làm được việc gì.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 6

Không chỉ chạy thận, bà Hoài cũng thường xuyên phải uống thuốc huyết áp, thuốc bổ để giữ sức khỏe ổn định.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 7

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 8

Những lúc khỏe mạnh, bà Hoài tranh thủ đi bán quạt giấy xung quanh bệnh viện.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 9

Bữa cơm đạm bạc nhưng đầy ắp nghĩa tình.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 10

Đều đặn thứ 3, 5, 7; ông Chiên vẫn chở vợ đi chạy thận ở bệnh viện, cách chỗ ở khoảng 2km.

Cảm động tình già ở xóm chạy thận - 11

Chiếc xe đạp đã gắn bó với vợ chồng ông bà hơn 5 năm nay.

Hoàng Giang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện tình yêu