Mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng, mẹ tá hỏa khi mình chỉ là "dì" của con ruột

Ngày 08/12/2017 15:49 PM (GMT+7)

Lydia đã cực kì ngạc nhiên khi nhận kết quả xét nghiệm ADN. Theo đó, chồng cô là cha ruột của những đứa trẻ, thế nhưng, cô lại chỉ là "dì ruột" của những em bé mà mình mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày.

Xung quanh chuyện mang bầu và sinh con, có vô vàn câu chuyện bí ẩn, khó có thể giải thích, chẳng hạn như một cặp sinh đôi cùng mẹ nhưng khác cha.

Thế nhưng, bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa nếu biết đến câu chuyện của những "chimera", những người mẹ tự mình mang thai, sinh con, nhưng lại hóa ra chỉ là "dì/ cô" của con ruột mình về mặt sinh học, hay những người cha ruột chỉ được xác định là "bác ruột", thậm chí là "ông" của con mình trong kết quả xét nghiệm DNA.

Mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng, mẹ tá hỏa khi mình chỉ là amp;#34;dìamp;#34; của con ruột - 1

Câu chuyện về những chimera luôn khiến nhiều người bất ngờ (Ảnh minh họa)

Thực tế, không hề có có một sự tác động nào đến từ bên ngoài, chẳng hạn như người vợ "ăn nem" bên ngoài, hay sự can thiệp của y tế, "chimera" là những người được thụ tinh hoàn toàn bình thường, thế nhưng, những biến đổi đặc biệt trong cơ thể mẹ đã tạo ra những em bé có phần kì lạ này.

Câu chuyện đặc biệt của Lydia

Lydia Fairchild có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất về chimera. Sau khi li hôn chồng vào năm 2002, Lydia nộp đơn xin trợ cấp nuôi con. Cùng thời điểm đó, cô cũng đang mang bầu em bé thứ ba.

Hồ sơ trợ cấp nuôi con buộc cô phải chứng minh mối quan hệ mẹ con của mình, vì thế, cô nộp mẫu ADN của mình và các con để làm xét nghiệm ADN. Thế nhưng, kết quả khiến cô không khỏi bất ngờ, mặc dù chồng cô được xác nhận là cha của các đứa bé về mặt di truyền, kết quả lại chứng minh cô không phải là mẹ của các con mình.

Mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng, mẹ tá hỏa khi mình chỉ là amp;#34;dìamp;#34; của con ruột - 2

Lydia đã từng được khoa học chứng minh chỉ là "dì ruột" của những đứa con do chính mình mang nặng đẻ đau.

Điều này thực sự không thể tin được, bởi Lydia đã mang thai và sinh con của mình hoàn toàn bình thường. Suốt 9 tháng 10 ngày, chịu bao đau đớn để sinh ra, đó là sự thật, thế nhưng, xét nghiệm ADN vốn luôn được coi là căn cứ khoa học chính xác nhất để xác định mối quan hệ ruột thịt. Thậm chí, chính em bé đang nằm trong bụng Lydia, qua kết quả xét nghiệm, cũng không phải là "con" của cô, mà là "cháu" của cô về mặt sinh học.

Chimera là gì?

Chimera là cụm từ có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, là tên của một con quái vật có cơ thể mang những bộ phận của nhiều loài vật khác nhau.

Trong y học, chimera được chỉ những người mang bộ gene tập hợp từ nhiều cá thể. Hiện tượng này được gọi là Chimerism, hiện tượng loạn gen trong một cơ thể.

Có rất nhiều loại chimerism, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong câu chuyện của Lydia, hiện tượng loạn gen của cô gây ra bởi "hội chứng biến mất song sinh". Nói cách khác, ban đầu, Lydia thuộc một cặp song sinh, tuy nhiên, vì một lí do nào đó mà bỗng dưng "giảm xuống" chỉ còn một em bé. Khi đó, một phôi thai không còn tồn tại nữa, nhưng các tế bào của phôi lại bị hấp thụ bởi phôi còn lại và mẹ. Phôi còn sống sót kết hợp các tế bào từ phôi đã biến mất vào các tế bào của mình, và phát triển thành một em bé chimera.

Mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng, mẹ tá hỏa khi mình chỉ là amp;#34;dìamp;#34; của con ruột - 3

Chimerism là hiện tượng loạn gen, thường xảy ra trong quá trình mang thai đôi. (Ảnh minh họa)

Thực tế, dù là thai đôi, mỗi phôi thai đều mang cấu trúc gen khác nhau. Chính vì thế, khi một phôi thai "biến mất" và bị hấp thụ bởi phôi thai còn lại và cơ thể mẹ, tồn tại trong buồng trứng và các cơ quan khác. Dù vậy, máu của Lydia vẫn mang bộ gen cố định của cô. Chính vì thế, vô tình khi xét nghiệm ADN bằng máu, cô đã trở thành dì về mặt sinh học của chính con ruột của mình.

Làm sao để biết mình là chimera?

Hầu hết các chimera đều không nhận thức được về tình trạng của mình do không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu nhận biết chimera phổ biến và đơn giản như những người có hai màu mắt, da loang lổ những mảng màu khác nhau bẩm sinh, có những phần tóc khác màu, thậm chí là rối loạn phân biệt giới tính, mà trước đây thường được gọi là lưỡng tính. Một số chimera sẽ có bệnh tự miễn dịch do bộ gen gốc nhận diện những gen "vay mượn" từ phôi sinh đôi đã biến mất kia là những chất lạ.

Mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng, mẹ tá hỏa khi mình chỉ là amp;#34;dìamp;#34; của con ruột - 4

Không chỉ xảy ra ở người, chimerism còn xảy ra ở động vật (Ảnh minh họa)

Chimerism không hề hiếm gặp

Những câu chuyện lạ lùng và hiếm hoi về chimera có thể khiến bạn tin rằng tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, câu trả lời chắc hẳn sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

Trung bình, khoảng 12% các trường hợp thụ thai đôi chỉ có một em bé chào đời thành công và một phôi thai ban đầu "biến mất" không dấu vết. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức về tỉ lệ chimerism, với sự gia tăng thụ thai trong ống nghiệm như hiện nay, chắc chắn tình trạng này sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Nam Phương (Dịch từ Vibrant Gene)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập thể dục cường độ mạnh, uống rượu, ngủ ít, sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị thụ tinh ống...

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu