Mang thai em bé cầu vồng: Cảm xúc hỗn loạn

Ngày 07/04/2017 06:06 AM (GMT+7)

Cảm xúc của mẹ bầu nhận kết quả kiểm tra 2 vạch sau lần sảy thai, và suốt quá trình mang thai hoàn toàn khác so với một thai kỳ bình thường.

Cụm từ “em bé cầu vồng” là để dành riêng cho em bé được thụ thai sau khi mẹ đã từng bị sảy thai hoặc thai chết lưu trước đó. Cái tên đặc biệt ý nghĩa này để nói lên việc cầu vồng luôn xuất hiện sau cơn mưa bão. Ánh nắng mặt trời sau cơn mưa sẽ xóa tan sự đen tối và thuật ngữ “em bé cầu vồng” được ra đời từ đó.

Mặc dù rất nhiều cặp đôi phải đối mặt với sự trống trải, cô đơn sau khi sảy thai hay thai chết lưu nhưng có một thực tế là có rất nhiều “em bé cầu vồng” đã ra đời sau đó và đây chính là món quà đặc biệt giúp cha mẹ quên đi quá khứ đau buồn.

Tuy vậy cảm xúc của những bà mẹ trong suốt 9 tháng khi mang trong mình em bé cầu vồng là vô cùng khác biệt: 

1. Hứng khởi

Khoảnh khắc sau khi xét nghiệm mang thai và nhìn thấy âm tính, mọi hoài nghi, sợ hãi từ lần sảy thai trước sẽ tan biến hết. Thay vào đó, mẹ bầu chỉ trải qua thứ cảm xúc, gọi là hứng khởi tột cùng.

2. Thích thú

Bạn sẽ ghi chú lại từng dấu mốc của các giai đoạn thai kỳ, dù phải trải qua nhiều cảm giác không dễ chịu. Ví như ốm nghén trong ba tháng đầu, thậm chí tình trạng buồn nôn kéo dài suốt cả ngày. Thậm chí, nghĩ đến việc một thai nhi đang lớn dần lên trong bụng, bạn sẽ thấy việc ốm nghén vẫn thú vị và là điều bất ngờ.

3. Sợ hãi

Sau những cảm xúc vui mừng ban đầu, lo lắng dần dần chiếm hữu tâm trí các mẹ bầu, đặc biệt về lần sảy thai trước đó. Bạn sẽ lo sợ thai nhi phát triển không khỏe mạnh, hay nghĩ về những yếu tố sẽ ảnh hưởng xấu tới con. Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên bạn nghĩ tới là mọi dấu hiệu mang bầu đều bình thường.

Thậm chí, mỗi lần đi vệ sinh, bạn đều cầu nguyện sẽ không thấy dấu hiệu bất thường, hay bong huyết. Mỗi ngày mới lại kèm theo nỗi lo mới theo sự phát triển của con.

4. Giận dữ

Tâm trạng khó kiểm soát xuất hiện dày đặc hơn với những mẹ bầu mang thang ở quý thai kỳ cuối. Điển hình là tâm lý dễ cáu giận với bất kỳ tác nhân nào khiến mẹ bầu khó chịu hoặc ảnh hưởng tới con cho dù là nhỏ nhất. Cảm giác này bắt nguồn từ những lo lắng, vì sợ một lần nữa không giữ được thai nhi.

Mang thai em bé cầu vồng: Cảm xúc hỗn loạn - 1

Nỗi ám ảnh về lần sảy thai trước khiến mẹ bầu luôn đặt nặng trách nhiệm của bản thân để bảo vệ con khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

5. Trách nhiệm

Nỗi ám ảnh về lần sảy thai trước vẫn đeo bám mẹ bầu và tự quy chụp về trách nhiệm của mình trong lần mất mát đó. Vậy nên, bạn đặt trách nhiệm của mình lên trên hết, về sự đảm bảo đứa con trong bụng đang khỏe mạnh và có môi trường lý tưởng để phát triển một cách bình thường.

6. Thanh thản

Sau những cảm xúc xấu xuất hiện trong giai đoạn nhạy cảm, dễ sảy thai, qua đi, mẹ bầu sẽ thấy nhẹ nhõm hơn vì mình vẫn có thể mang thai một cách bình thường. Kể từ khi bị sảy thai, suy nghĩ về việc có tiếp tục mang thai được hai không khiến bạn trở nên căng thẳng. Nên có thể khẳng định về mặt sinh học, cơ thể bạn hoàn toàn bình thường, điều này giúp mẹ bầu thấy thanh thản.

7. Tràn đầy hy vọng

Càng đến những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng tràn đầy hy vọng về một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ sớm chào đời. Cho dù không có gì để đảm bảo, nhưng bạn vẫn luôn hy vọng mọi điều tốt đẹp cho thai nhi, vượt qua được biến cố dẫn đến sảy thai như lần trước.

8. Đặc biệt

Đến giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai, mẹ bầu vượt cạn thành công. Cảm giác đứa con bé bỏng là món quà đặc biệt và bạn vừa làm được một điều phi thường, đặc biệt. Quan trọng hơn cả, bạn đã được làm mẹ. 

Nhật Minh (Theo WH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dấu hiệu sảy thai