Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu mới đạt chuẩn?

Ngày 01/08/2017 18:01 PM (GMT+7)

Mang thai ở tháng thứ 8 của thai kì, mẹ bầu đều có tâm trạng háo hức chờ đón con yêu sẽ chào đời khỏe mạnh, an toàn. Đặc biệt, thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu cân mới đạt chuẩn là thắc mắc của nhiều bà mẹ.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần

Theo bảng cân nặng của thai nhi, bước vào tuần 32 của thai kì, bé yêu trong bụng mẹ có chiều dài khoảng 42 cm, nặng khoảng 1700-1800 gram, kích cỡ này tương đương một trái bí ngô.

Các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho một cơ thể hoàn chỉnh sắp hoạt động độc lập. Hệ thống xương toàn cơ thể của thai nhi đã tương đối cứng cáp ngoại trừ xương hộp sọ. Móng tay, móng chân của bé trở nên cứng cáp hơn các tuần trước.

Thai nhi 32 tuần cũng đã biết nhắm mở mắt và biết cách điều tiết mắt. Nếu mẹ bầu ra ngoài trời khi nắng to, ánh sáng xuyên qua thành bụng mẹ, thai nhi có thể nhắm mắt lại, đồng thời đồng tử thai nhi cũng được điều tiết để hạn chế bớt ánh sáng chiếu vào mắt.

Lớp mỡ dưới da bé phát triển liên tục khiến bé không còn nhăn nheo. Lớp lông tơ vốn bao quanh da bé cũng bắt đầu rụng dần. Lông mày, lông mi, tóc của bé đậm màu lên để nhìn thấy rõ hơn. Nếu siêu âm 4D thai nhi thời điểm này bố mẹ sẽ có những bức hình sắc nét của con yêu.

Cũng từ tuần 32 trở đi, lượng nước ối trong túi ối có xu hướng giảm dần nên bé yêu không bị trôi tự do như trước và nằm gọn giữa tử cung của người mẹ.

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu mới đạt chuẩn? - 1

Bước vào tuần 32, bé yêu phát triển cân nặng một cách nhanh chóng (Ảnh minh họa: Internet)

Để thai nhi 32 tuần đạt cân nặng chuẩn, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng thế nào?

Trong tuần thai thứ 32, bé yêu trong bụng mẹ nặng 1,7-1,8kg cho thấy thai kì đang phát triển rất tốt. Chỉ số cân nặng này cũng có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn một chút vì vậy mẹ bầu đừng quá băn khoăn chuyện thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu mới là chuẩn. Thời điểm mang thai 32 tuần, mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, em bé vẫn đang tiếp tục phát triển và tăng thêm 230-250 gram mỗi tuần. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này vô cùng quan trọng nhằm giúp thai nhi chào đời khỏe mạnh.

Đây là 5 nhóm thực phẩm cần bổ sung đầy đủ để cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh, đồng thời giảm bớt lo lắng thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu gram mới tốt nhất.

+ Chất đạm: Bổ sung đầy đủ chất đạm nhằm đảm bảo quá trình hình thành và phát triển các tế bào của thai nhi. Đạm có nhiều trong thịt cá, trứng, sữa, ngũ cốc…

+ Chất béo: Chất béo giúp mẹ bầu hấp thu tốt nhất các vitamin A, D,E,K, đồng thời ảnh hưởng nhất định trong việc cung cấp năng lượng và phát triển các tế bài não của thai nhi. Bà bầu chỉ nên bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật để tránh hiện tượng thai phụ tăng cholesterol trong máu gây tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp…

+ Chất khoáng: Sắt và canxi là hai loại khoáng chất vô cùng quan trọng mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kì chứ không được ngừng lại dù bạn đã bước vào tuần 32. Ngược lại, giai đoạn này mẹ và bé cần bổ sung lượng lớn sắt và canxi để hạn chế tình trạng loãng xương, thiếu máu ở mẹ bầu đồng thời phát triển hệ xương cho bé.

+ Đường: Đường giúp cung cấp năng lượng để đảm bảo thông suốt quá trình hoạt động của mẹ và thai nhi. Bà bầu chỉ nên bổ sung đường tự nhiên có trong trái cây, ngũ cốc, sữa uống hàng ngày thay vì các loại đường hóa học trong bánh kẹo, nước ngọt. 

+ Các loại vitamin nhóm B, C, D, E… có trong các thực phẩm ăn hàng ngày như các loại hoa quả, rau củ màu đậm, ngũ cốc vừa giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón, đồng thời giảm mệt mỏi khi chị em bước vào những tuần cuối thai kì.

Lưu ý cho bà bầu mang thai 32 tuần

Chế độ ăn hàng ngày không nên ăn quá mặn vì dễ gây hiện tượng tích nước phù chân dẫn tới hội chứng tiền sản giật.

Bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chỉ số cần thiết, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh trong những tuần cuối thai kì.

Thông số cân nặng của thai nhi các mẹ bầu biết được chủ yếu thông qua quá trình siêu âm tại các cơ sở y tế. Thông số này còn có các sai số do trang thiết bị máy móc, kinh nghiệm chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ siêu âm, tư thế nằm của thai nhi khi siêu âm vì vậy, bà bầu không nên tuyệt đối tin tưởng vào các chỉ số này để rồi hoang mang, lo lắng không cần thiết. Ngay từ khi nhận biết trong quá mang thai, chị em cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên tập luyện thể thao, giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. 

Phương Thanh (Dịch từ Webmd)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 6-9 tháng