Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?”

Ngày 08/07/2016 16:34 PM (GMT+7)

Nhà văn Trang Hạ đã gửi gắm một thông điệp mà chị tâm đắc qua chương trình giới thiệu bộ sách Đi cùng ánh sáng và trao giải cuôc thi "Cùng hiểu biết, Cùng chia sẻ".

Sáng qua, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện ra mắt tác phẩm Đi cùng ánh sáng - một bộ sách tranh về nuôi dạy trẻ tự kỉ của Nhật Bản, và trao giải cuộc thi Cùng hiểu biết, Cùng chia sẻ. Tham gia chương trình có đông đảo đại diện các đơn vị truyền thông và các vị khách quý như Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Song Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số, Thạc sĩ Nguyễn Thị Nha Trang - Chuyên gia Can thiệp sớm, Chị Minh Hiếu - Ban điều hành mạng lưới Người tự kỷ VN, Nhà văn Trang Hạ… 

Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?” - 1

Đi cùng ánh sáng là bộ manga của tác giả Keiko Tobe, truyện kể về gia đình Hikaru - một cậu bé tự kỉ. Những gì diễn ra trong cuộc sống của gia đình Hikaru phản ánh một cách sống động, sâu sắc những mâu thuẫn, rắc rối mà cậu bé và người thân phải đối mặt.    

Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?” - 2

Bộ sách Đi cùng ánh sáng

Có một điều khá thú vị là truyện tranh vốn là chất liệu đọc thuộc về giới trẻ, một cách biểu đạt nghệ thuật không áp lực. Còn đề tài nuôi con tự kỉ lại là một đề tài phức tạp và khó khăn bởi nó gánh hai sứ mệnh: 1 là truyền thông về kiến thức, 2 là truyền thông về trân trọng sự sống và sức mạnh của tình thương yêu. Tuy nhiên khi đọc bộ truyện này, một độc giả trẻ hay một bậc bố mẹ trẻ cũng sẽ đều nhận được đầy đủ tất cả thông điệp nhân văn đó, một cách hấp dẫn và nhẹ nhàng nhất.

Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?” - 3

Một trong những triệu chứng của bé mắc chứng tự kỉ điển hình là luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể. (ảnh chỉ mang tính minh họa - nguồn Internet)

Xuyên suốt chương trình, các diễn giả, khách mời trong hội trường đã đưa ra nhiều trao đổi về đề tài tự kỷ ở trẻ, dấu hiệu nhận biết và can thiệp sớm cũng như những thách thức mà phụ huynh phải đối mặt và chấp nhận khi có con bị tự kỷ. Đặc biệt nhiều người tỏ ra nuối tiếc vì hiện chưa có tài liệu nào tư vấn hướng đi cho trẻ tự kỷ khi trưởng thành. Bạn ấy sẽ làm công việc gì, liệu có cá nhân hay đơn vị nào trong xã hội chịu chấp nhận giao việc cho một người tự kỷ?

Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?” - 5

Th.s Nguyễn Thị Nha Trang (chuyên viên can thiệp sớm)

Theo chia sẻ của nhà văn Trang Hạ, một lần chị sang Đài Bắc công tác, chị đã từng bắt gặp một người tự kỷ đảm nhận nhiệm vụ chỉ đường cho khách. Tuy đó chỉ là việc nhỏ thôi nhưng lại khiến chị rơi nước mắt bởi hóa ra, người tự kỷ cũng có thể tìm được công việc phù hợp và nuôi sống bản thân. 

Bởi vậy, thông qua bộ sách Đi cùng ánh sáng, thông điệp lớn nhất mà BTC chương trình muốn truyền đạt ra xã hội chính là Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tự kỉ. Đây là bước đầu tiên quan trọng hỗ trợ người tự kỉ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiểu đúng để có thể cảm thông và giúp đỡ.

Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?” - 6

Dịch giả Song Tâm Quyên

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin phép đăng lại nguyên văn bài viết ngắn mà nhà văn Trang Hạ viết sau khi ra mắt bộ sách Đi cùng ánh sáng này:

Sáng qua mình có tham dự cuộc trò chuyện ra mắt bộ sách 15 cuốn Đi tìm ánh sáng tại NXB Kim Đồng. Bộ sách nói về trẻ tự kỷ, hành trình người mẹ và cả gia đình, cộng đồng đi tìm cách giúp đỡ, chăm sóc em, cho em hòa nhập giữa các bạn bè trong trường mầm non, rồi đi học.

Truyện tranh giúp nâng cao nhận thức cộng đồng nhanh và dễ dàng so với những bài báo toàn chữ.

Nhà văn Trang Hạ: “Trẻ tự kỷ khi lớn lên thì làm gì?” - 7

Bên trái ảnh là chị Minh Hiếu (Ban điều hành mạng lưới Người tự kỷ VN) chính là người đã hiệu đính bộ sách này! Còn bên phải ảnh là bác sĩ Song Hà.​

Câu chuyện những gia đình có bé tự kỷ phải vật lộn và vật vã với mệnh vận của họ, trong khi vô số người trong xã hội vẫn mang hai chữ "Tự kỷ" ra đùa cợt thật nhẫn tâm.

Hồi năm 2014, đi nói chuyện tại một tập đoàn, thấy ông chủ tập đoàn có đứa con trai duy nhất mà tuần nào cũng phải cho con đi chữa chạy - can thiệp bằng máy bay, thấy số phận thật là trớ trêu. Nhưng với những gia đình chạy ăn chẳng đủ, con tự kỷ chỉ biết vứt cho ông bà hoặc vứt xó nhà, hoàn toàn không đủ khả năng để có bất kỳ chăm sóc gì, mới thật là nghiệt ngã, làm gì có chuyện thuê máy bay đi chữa bệnh.

Đó là lý do bộ sách này nên có mặt ở tất cả các tỉnh thành, cho người lành đọc. Để họ thay đổi trách nhiệm của họ, dù chỉ là trách nhiệm mồm. Đừng cho chữ "tự kỷ" leo lên mồm.

Nói vậy chứ, bên NXB Kim Đồng tiết lộ là bán cũng chạy lắm, bộ này đã bán hàng vạn cuốn rồi.

Hà Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tự kỷ