Con ruồi và vụ “thương lượng”

Ngày 10/02/2015 00:06 AM (GMT+7)

Dư luận đang rộ lên tranh cãi về vụ bắt giữ anh Minh, người phát hiện con ruồi trong chai nước.

Đầu tiên phải nói ngay, đây là tai nạn, không một nhà sản xuất nào làm nước ngọt lại muốn con ruồi trong chai.

Nhưng nhiều bạn không có lòng vị tha, họ muốn tẩy chay để anh Tân Hiệp Phát phá sản.

Các bạn chỉ tung hô người làm từ thiện cho 1 hay vài chục người kiểu cháo viện hay cơm 2k, nhưng các bạn tuyệt nhiên không biết một chân lý rằng, một doanh nghiệp phát tài đóng thuế và có việc làm ổn định cho 10 công nhân, cho họ bảo hiểm và lương tháng ổn định, vẫn hơn cả triệu anh đi làm từ thiện.

Từ thiện chân chính, chính là tạo công ăn việc làm. Và đất nước này có sánh vai với các cường quốc hay không, chính một phần là nhờ công ăn việc làm tạo ra từ các nhà doanh nghiệp.

Trở lại vụ con ruồi trong chai, anh Minh, người phát hiện ra 'chai quý hiếm' đó đã thương lượng.

Không biết thương lượng kiểu gì, giờ anh đối mặt với cao nhất 20 năm đếm rận.

Anh Minh hoàn toàn có quyền công bố ra báo, hay in tờ rơi, hay làm gì đó để hạ uy tín của hãng sản xuất ra chai nước...

Con ruồi và vụ “thương lượng” - 1

Chai nước ngọt do công ty này sản xuất có ruồi ở bên trong hay không? (ảnh internet)

Nhưng khi anh dùng việc đó để mặc cả đòi tiền anh Tân Hiệp Phát, anh đã có thể phạm tội vào khoản 1 của 135 BLHS, tôi xin trích :

“Khoản 1: Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Tôi nói chút về luật.

1- Khi 1 người đòi tiền mà dọa nếu không đưa tiền là đánh anh hay con anh, họ đã phạm tội.

2- Họ đe dọa ném đá vỡ kính xe anh, họ đã phạm tội

3- Họ có clip sex hay bí mật gì đó của anh, hay họ biết anh phạm tội gì đó đang muốn giấu và dọa tung ra, họ cũng đã phạm tội.

Ở đây, anh đã uy hiếp tinh thần anh chủ Tân Hiệp Phát, không có kiểu thương lượng 'win/ win' nào mà có câu : “Nếu anh không trả đủ tiền, tôi sẽ abcd, và phần thiệt hại mình anh lãnh đủ…”

Đương nhiên Tân Hiệp Phát đã báo công an để giăng bẫy, và giả vờ đồng ý với điều kiện của anh, và anh sập bẫy khi đang nhận tiền.

Lòng tham hỡi ôi, hãy trách mình trước, hỡi anh Minh, nhẽ anh phải cân nhắc trước khi khủng bố tinh thần ai đó lấy tiền. Tội “Cưỡng đoạt tài sản” là nhóm tội có cấu thành hình thức. Tức là khi người phạm tội có hành vi mà điều luật mô tả thì tội phạm đã hoàn thành. Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Tôi trích báo và nếu đúng như báo nói : “Minh đã ra giá cho sự 'im lặng' này là công ty phải trả 1 tỉ đồng, nếu không sẽ thưa ra Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đưa lên báo chí, in 5.000 tờ rơi để phát nhằm làm mất uy tín công ty".

Đúng hay sai, có tội hay không, hãy chờ tòa đưa ra phán xét cuối cùng, nhưng theo cá nhân tôi, công an có căn cứ để truy tố anh Minh với tội danh : “Cưỡng đoạt tài sản”.

Bài cùng tác giả:

Chuyện về cặp nhẫn từ thiện

Nguyễn Quảng (từ Milton Keynes, Anh Quốc)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề 5 người trong một gia đình tử vong ở SG