Cuộc đời của người phụ nữ da đen in hình trên đồng 20$ Mỹ

Ngày 17/05/2016 08:36 AM (GMT+7)

Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ hôm 20/4 công bố, chân dung của bà Harriet Tubman sẽ được in trên tờ 20 USD mới. Đây là lần đầu tiên chân dung một phụ nữ xuất hiện trên tiền giấy Mỹ trong hơn một thế kỷ qua.

Harriet Tubman là nhà hoạt động nhân đạo chống chế độ nô lệ người Mỹ gốc Phi, và còn được nhiều nhà hoạt động tự do tôn giáo ca ngợi về đức tin Kitô giáo sâu sắc và kiên trung của bà.

Harriet Tubman là một trong những con người vĩ đại đã góp phần tạo nên nước Mỹ ngày hôm nay. Bà là một nhà hoạt động xã hội đầy kiên cường, bất khuất và không hề sợ hãi trước số phận. Tầm nhìn và kế hoạch tuyệt vời mà Harriet xây dựng đã giúp giải phóng hàng ngàn người nô lệ da đen và giúp quân đội Mỹ đánh bại phe chủ nô trong thời điểm cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Các nhà sử học ca ngợi bà là người phụ nữ mạnh mẽ nhất mọi thời đại, vượt qua được hai bức tường thành kiến lớn nhất thời bấy giờ là chủng tộc và giới tính.

Thời điểm đầu thế kỷ 20, phần lớn những người da đen như Harriet Tubman đều phải chịu cảnh nô lệ. Cô phải chịu đòn roi và sự nhục mạ từ bọn chủ nô tàn ác. Một ngày nọ, đứa trẻ con của chủ nô trong lúc đùa cợt đã đánh mạnh vào đầu của Harriet, khiến cho bà bị một vết thương khá nặng. Điều này đã để lại di chứng nặng nề nên suốt phần đời sau này của Harriet Tubman luôn có những cơn đau đầu dai dẳng.

Cuộc đời của người phụ nữ da đen in hình trên đồng 20$ Mỹ - 1

Chân dung của bà Harriet Tubman. (Nguồn ảnh: biography.com)

Nhưng tận cùng của đau khổ lại khiến cho Harriet ấp ủ ngọn lửa cách mạng trong lòng. Bà ước mơ đứng lên giải phóng cho mình và những đồng bào cùng kiếp nô lệ như mình. Năm 1849, cuối độ tuổi 20, Tubman bỏ trốn khỏi đồn điền Maryland để chạy đến vùng Philadenphia nhằm trốn khỏi bọn chủ nô.

Sau một thời thời gian học tập thêm kinh nghiệm và kĩ năng, Tubman quay về Maryland, bà đã trở lại miền Nam để giúp giải thoát hàng trăm nô lệ da đen, trong đó nổi bật là 13 phi vụ giải cứu hơn 70 nô lệ. Bà đã dẫn họ lẩn trốn theo cái được gọi là “đường sắt trong lòng đất”, mà thực chất là một mạng lưới những nơi ẩn náu an toàn được sử dụng để đưa nô lệ từ miền Nam tới các bang tự do ở miền Bắc, bất chấp mọi nguy hiểm cận kề.

Sự nghiệp giải phóng nô lệ của Harriet Tubman càng trở nên thuận lợi khi Luật nô lệ được thông qua năm 1850, rất nhiều nô lệ đã được bà giúp đỡ thoát khỏi cảnh sống vất vưởng và đồng thời tìm được việc làm, trong đó có cả những người thân nhất của bà: ba người em trai là Ben, Henry, và Robert.

Năm 1856, bà đã giải cứu thành công cha mẹ mình. Khi tin tức về các cuộc giải thoát mạo hiểm của bà Tubman lan truyền, nhà hoạt động giải phóng nô lệ William Lloyd Garrison đã đặt cho Tubman biệt danh “Moses”, theo tên của nhà tiên tri từng dẫn người Do Thái thoát khỏi kiếp nô lệ tại Ai Cập. Từ đó, biệt danh này gắn liền với người phụ nữ da màu.

Sau này, khi nội chiến tại Mỹ (1861-1865) nổ ra, bà Tubman làm đầu bếp, y tá, trước khi chuyển sang làm trinh sát, điệp viên thu thập thông tin cho chính quyền Liên bang từ hậu phương địch nhằm chống lại phe chủ nô.

Điệp viên Tubman cũng là người trực tiếp cung cấp cho các tư lệnh quân đội thông tin tình báo về vị trí phe ly khai đặt mìn cũng như các mối đe dọa khác. Bà Tubman còn tổ chức một đội điệp viên 9 người, bao gồm thủy thủ da màu từng lái thuyền trên các con sông địa phương và thông thạo luồng tuyến. Bà dạy cho họ cách thu thập tin tức tình báo, do thám cho chính quyền Liên bang, lập ra bản đồ các đảo và bờ biển ở South Carolina, cung cấp thông tin về vị trí các chốt gác của phe ly khai. Lịch sử nước Mỹ đã ghi nhận, việc Trung đoàn Bộ binh tình nguyện South Carolina số hai, do đại tá James Montgomery chỉ huy, giải phóng được hơn 700 nô lệ, là nhờ công sức của điệp viên Tubman.

Sau chiến tranh, bà Tubman đi khắp các thành phố bờ Đông để diễn thuyết ủng hộ trao quyền bầu cử cho phụ nữ, dựa trên kinh nghiệm chiến đấu chống lại chủ nghĩa nô lệ.

Kristina Arriaga, giám đốc điều hành của Quỹ Becket vì Tự Do Tôn Giáo nói: “Harriet Tubman là một phụ nữ của đức tin, người không sợ hãi khi hành động dựa trên niềm tin của mình, để đấu tranh cho công lý.”

“Phẩm hạnh phi thường và lòng can đảm của bà xứng đáng là tấm gương cho mọi người Mỹ, và cũng vì sự sẵn lòng để hành động theo đức tin Kitô giáo của bà. Bà là một biểu tượng của tự do tôn giáo.”

Eva tám là nơi chị em tâm sự, chia sẻ những câu chuyện, những vấn đề khúc mắc về hôn nhân, gia đình, cuộc sống, những kinh nghiệm kinh doanh, làm giàu.

Hãy gửi tâm sự về địa chỉ chiase@khampha.vn để nhận được những góp ý cũng như những ‘cao kiến’ chân thành của chị em.

Bài viết của các bạn sẽ được chọn đăng tải trên chuyên mục nếu phù hợp quy chuẩn nội dung và sẽ được bảo mật thông tin cá nhân.

Phan Thanh/Theo harriettubman
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nữ doanh nhân thành đạt