"Hồng nhan bạc phận", cuộc đời 3 chìm 7 nổi của nhan sắc nổi tiếng Hà Nội xưa

Ngày 05/05/2017 19:07 PM (GMT+7)

Từng là một trong bốn người đẹp nhất mà người Hà Nội xưng tụng là “Hà thành tứ mỹ”, tiếc thay, cuộc đời của cô lại quá nhiều buồn thảm.

Vương Thị Phượng là con gái cưng của thương gia Vương Toàn Thắng, một nhà buôn bán tơ lụa giàu có ở phố cổ. 

Là tiểu thư lá ngọc cành vàng, được thừa hưởng sắc đẹp của mẹ nên từ khi mới sinh ra, cô Phượng đã sở hữu một làn da mềm mại và trắng nõn nà như trứng gà bóc, vóc dáng mềm mại, gương mặt thanh tú. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cô có cặp lông mày “yên my" (lông mày như mây khói), cặp mắt "bán thụy phượng hoàng" (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm.

amp;#34;Hồng nhan bạc phậnamp;#34;, cuộc đời 3 chìm 7 nổi của nhan sắc nổi tiếng Hà Nội xưa - 1

Chân dung cô Phượng Hàng Ngang - mỹ nhân vang danh “bậc nhất” Hà Thành.

Cô Phượng ăn mặc rất nền, khi thì chít khăn nhiễu tam giang, khi thì chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc ấy ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân hình nở nang”. Và đã có không ít văn nhân - ký giả đương thời khi được diện kiến cô Phượng đã phải thốt lên: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”. 

Bố cô còn mời thầy giáo về dạy con học chữ, cầm kỳ thi họa. Cô vốn là người sáng dạ, học một biết mười. Ngày đó có không biết bao nhiêu công tử Hà thành si mê nhan sắc của cô, theo đuổi và mơ ước được lấy cô Phượng làm vợ. 

Tuổi vừa 18, tóc dài chấm đất, mắt biếc nghiêng thành, nhác trông ai cũng tưởng nàng tiên. Vẻ đẹp của cô Phượng đã khiến cho bao công tử hào hoa đất Hà Thành si mê, say đắm “trồng si” trước người đẹp... Nhưng với suy nghĩ “con Tàu lại gả cho Tàu” nên cô Phượng được bố mẹ gả cho A Đẩu, người Hàng Đào cháu của ông chủ tơ lụa Phan Vạn Thành.

Khi về nhà chồng, cô được sống hết sức sung túc, không phải lo lắng gì về chuyện áo cơm. Ngày ngày cô ra cửa hàng ngồi bán hàng cùng mẹ chồng, việc quán xuyến nhà cửa cô cũng không phải động tay vào, vì đã có người hầu kẻ hạ làm hết. 

amp;#34;Hồng nhan bạc phậnamp;#34;, cuộc đời 3 chìm 7 nổi của nhan sắc nổi tiếng Hà Nội xưa - 2

Phố Hàng Ngang, nơi diễn ra chuyện tình bi thương của cô Phượng.

Khi sinh con trai đầu lòng, cô càng được bố mẹ chồng cưng chiều. Tuy nhan sắc vẫn xinh tươi, nhưng sự rạng rỡ trong đôi mắt cô đã mất dần mất mòn sau những năm sống bên cạnh người chồng công tử của mình. 

A Đẩu không hề yêu quý gì cô Phượng. Với anh ta, việc lấy cô chỉ như một “chiến tích” để khoe với bạn bè, như một chiến lợi phẩm, một thứ đồ trang trí đắt tiền cho sự giàu sang của mình.

Thậm chí, A Đẩu còn là một người thiếu tinh tế, ăn nói cục mịch và vũ phu. Khi có chuyện gì bực dọc, anh ta sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Không chỉ thế, A Đẩu còn là một người cờ bạc, rượu chè và mê gái. Không biết bao đêm cô phải khóc vì chồng ngang nhiên "gái gú" trước mặt cô. 

Số phận trớ trêu đã đưa đẩy nàng gặp một chàng Tây học, Hán học đẹp trai, lịch lãm, vui tính, tài hoa. Đó chính là Hoàng Hồ (bút danh quen thuộc của Hoàng Tích Chu, con trai tri huyện Bình Lục (Hà Nam). Vương Thị Phượng đã quyết chí đi tìm tình yêu cho mình.

amp;#34;Hồng nhan bạc phậnamp;#34;, cuộc đời 3 chìm 7 nổi của nhan sắc nổi tiếng Hà Nội xưa - 3

amp;#34;Hồng nhan bạc phậnamp;#34;, cuộc đời 3 chìm 7 nổi của nhan sắc nổi tiếng Hà Nội xưa - 4

Vẻ đẹp của con gái Hà Nội làm bao công tử si mê

Hoàng Tích Chu đã tài hoa lại đẹp trai với đôi mắt sắc và thông minh, tầm vóc vững vàng, nói chuyện hấp dẫn. Năm 1921, ông ra Hà Nội xin vào làm cho tờ Nam Phong và cũng tại Hà Nội, Hoàng Tích Chu đã gặp Vương Thị Phượng. Cuộc gặp gỡ giữa “trai anh hùng – gái thuyền quên” như đã hẹn từ kiếp trước.

Hoàng Tích Chu tài hoa, lịch lãm được nhiều cô mê nhưng từ khi chàng yêu cô Phượng thì không còn để ý đến cô gái nào nữa.

Vào khoảng cuối năm 1927, cả Hà Nội chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này, mọi người mới biết cô Phượng đã theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn chỉ để lại một lá thư từ biệt đầy nước mắt cho gia đình.

Hoàng Tích Chu lúc bấy giờ có cơ hội sang Pháp để học nghề báo mà ông không thể đưa cô theo được. Ông đành bảo cô về Bắc Ninh tìm gia đình mình xin cha nhận cô là con dâu trong nhà.

Vốn là người có quan niệm cổ về lễ giáo, ông Huyện cho là gia đình Phượng không môn đăng hộ đối với gia đình ông, nên sai người đưa Phượng về xin lỗi chồng để trở lại, nhưng bị từ chối. 

A Đẩu không chấp nhận vợ. Bản thân cô cũng không muốn về sống chung với người chồng đó nữa. Lúc này vợ chồng thương gia Vương Toàn Thắng đều đã qua đời. Cô Phượng đành phải làm nghề buôn bán nuôi thân. 

Một lần, cô Phượng bị lừa hết vốn liếng, gia sản khánh kiệt. Không còn cách nào khác, cô phải cậy nhờ sự giúp đỡ của một số người đàn ông si mê cô. 

amp;#34;Hồng nhan bạc phậnamp;#34;, cuộc đời 3 chìm 7 nổi của nhan sắc nổi tiếng Hà Nội xưa - 5

Trong số những người tình của cô Phượng, có một người tên là Lưu. Ông giàu có và si mê cô Phượng. Nhưng Lưu là người đã có vợ, vợ lại là người nổi tiếng có "máu hoạn thư", nên ông đã thuê cho cô Phượng một ngôi nhà bên Long Biên để làm nơi tình tự. 

Nhưng ý định này của Lưu sớm đã bị vợ phát hiện. Người đàn bà ghê gớm này đã phong tỏa tài sản của chồng, khiến ông đã không còn cơ hội để gặp cô Phượng. Cô quá đau khổ khi nghĩ về chuyện tình trắc trở của mình, đã quyết định về Hưng Yên, tìm một ngôi chùa xin xuất gia. 

Một hôm, có người đàn ông tên Bách làm Tham tán ở tòa Sứ đến vãn cảnh chùa gặp Phượng. Bách mê mẩn vẻ đẹp mặt hoa da phấn của Phượng bèn mượn người đến đánh tiếng với Phượng và xin với sư bà cho Phượng về làm vợ lẽ. 

Vợ cả của Bách đến đón Phượng về làm chị làm em rất quý hóa ngọt ngào. Ít lâu sau, Tham tán Bách được chuyển đi Lai Châu; vợ cả lại cho Bách và Phượng đi trước, còn mình sẽ lên sau. Ai ngờ bà cả đã ngầm sai người đầu độc Phượng bằng một loại thuốc gì đó làm cho cô hóa điên lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc, gầy rộc đi. 

Tham tán Bách đành sai người đưa cô về Chợ Bờ (Hòa Bình), nhưng sau đó Phượng về lại Gia Lâm tìm đến bà hàng xóm cũ, trong người chỉ còn có 15 đồng bạc. Bà hàng xóm tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ. Bệnh ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau, cô Phượng qua đời. 

Phượng đã bỏ cảnh nhà sang, giàu, phú quý để lang bạt kỳ hồ tứ phương, hết Bắc lại Nam, bao nhiêu đời chồng mà không qua khỏi một kiếp hồng nhan bạc phận. Đám ma của người đẹp Hà thành một thủa chỉ là chiếc quan tài mà không ai tiễn đưa, không người khóc thương số kiếp hồng nhan... chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng".

LN (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử