Nguyên thứ trưởng GD&ĐT: Cải tiến chữ "tiếq Việt" là nghiên cứu có ích

Ngày 04/12/2017 15:16 PM (GMT+7)

PGS, TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT bất ngờ vì một đề xuất có ích cho nhân dân mà dư luận lại phản ứng dữ dội, thậm chí là “ném đá”.

PGS TS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng, đề xuất giản tiện bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 của PGS.TS Bùi Hiền là một công trình có ý nghĩa. “PGS. Bùi Hiền là một nhà ngôn ngữ học tâm huyết. Ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu cho người Việt có một bảng chữ cái ngắn gọn, tiết kiệm giấy mực và tốc độ ghi chép”, ông Nhĩ cho hay.

Nguyên thứ trưởng GDamp;ĐT: Cải tiến chữ amp;#34;tiếq Việtamp;#34; là nghiên cứu có ích - 1

Đề xuất cải cách bảng chữ cái tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền gây tranh cãi.

Cũng theo ông Nhĩ, công trình của PGS. Bùi Hiền giải phóng được sức lao động và có lợi cho con người. Bất cứ một công trình nào vì mục đích đó đều được đánh giá cao.

“Tôi không hiểu vì sao, cư dân mạng lại có những phản ứng dữ dội tới vậy”, ông Nhĩ nói.

Dù rất ủng hộ và trân trọng đề xuất của PGS. Bùi Hiền nhưng PGS. Trần Xuân Nhĩ cũng công tâm nhìn nhận, nếu thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt thì sẽ gây ra những hậu quả và thiệt hại vô cùng lớn.

PGS. TS. Bùi Hiền mới đưa ra những cái lợi, còn cái “hại” của việc thay đổi hệ thống ký tự như thế nào thì chưa lường tới.

Bởi lâu nay, hệ thống đồ sộ sách báo tư liệu, con dấu, văn bản… đều được truyền tải bằng chữ Quốc ngữ.

PGS. Trần Xuân Nhĩ cho hay: “Về căn bản tôi nhận định chữ Quốc ngữ đã khá hoàn thiện. Chỉ còn một số điểm khuyết giữa chữ c-k; q-qu; nhưng sau đó người ta quen dần với điều này. Ví dụ, có người viết Đắc Lắc nhưng cũng có người viết Đắk Lắk. Người đọc đều hiểu và được chấp nhận.

Chỉ vì một vài điểm khuyết như thế này cũng chưa nên thay đổi toàn bộ hệ thống chữ viết”.

Ông Nhĩ cũng cho rằng, đề xuất của PGS. TS. Bùi Hiền không giải quyết được cái khó của người nước ngoài học tiếng Việt như vấn đề về phát âm mà chỉ thay thế về chữ viết.

Ông Nhĩ cũng chia sẻ thêm, cách đây mấy chục năm bộ GD&ĐT đã tiến hành cải cách nét chữ, tức là chữ viết phải có nét thanh, nét đậm rất đẹp. Rất nhiều em học sinh phải dày công luyện tập, nuốn nắn, chỉnh sửa. Tuy nhiên, thời đại vi tính hóa khiến chữ viết không còn phân biệt được nét thanh, nét đậm nữa.

Ở môi trường phổ thông các em viết nét thanh nét đậm nhưng khi dùng máy tính thì điều này lại trở nên vô nghĩa. Vì thế, tính đến thời điểm hiện tại, người dân vẫn không thấy việc viết nét thanh nét đậm quan trọng như đề xuất đưa ra trước đó.

Theo T.Huế
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cải tiến tiếng Việt