Trang Hạ: “Đừng vô tình, vô tâm nữa”

Ngày 05/02/2016 08:00 AM (GMT+7)

Bằng lối lập luận sắc sảo, Trang Hạ cho rằng: “Phụ nữ thường phải diễn những vai mà họ không bao giờ từ chối được trong ngày Tết”.

Là nhà văn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn với nhiều phát ngôn gây sốc, mới đây Trang Hạ vừa tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng qua bài viết “Tết là dịp để đàn ông Việt vô tâm nhất trong năm!” Bằng lối lập luận sắc sảo, Trang Hạ cho rằng: “Phụ nữ thường phải diễn những vai mà họ không bao giờ từ chối được trong ngày Tết”. Và như một cơ duyên, sau khi xem bộ phim ngắn cảm động “Giao thừa của mẹ”, Trang Hạ đã ngay lập tức viết tiếp và chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Trang Hạ: “Đừng vô tình, vô tâm nữa” - 1

Con đường từ “vô tâm” tới “vô cảm”

Bạn ơi, “vô tâm” đang là từ khóa vô cùng hot của mùa Tết này! Nhưng không phải ngẫu nhiên ngay từ khi viết kịch bản trong cơn gió mùa, khi quay clip này từ ngày sang đêm, bối cảnh và câu chuyện đưa về vùng quê Bắc Bộ!

Ở đâu đó có những người phụ nữ tân thời quá sung sướng nên chẳng còn bận tâm tới những người phụ nữ truyền thống đang chật vật sống trong căn nhà của chính mình! Ở đâu đó có cả những người thảnh thơi vô tâm ở bên nỗi niềm của chính những người sống quanh ta.

Nhưng dứt khoát cái rãnh sâu “vô tâm” ấy không nên là của những người thân trong gia đình dành cho người mẹ của mình!

Thế nhưng, ở đâu đó, bạn có đôi cánh là vé máy bay giá rẻ nên bay được ra biển nghỉ Tết, mà quên rằng ít nhất 45% người dân Việt vẫn cắm cúi dưới những mái nhà, những người đàn bà cả đời chỉ biết lo cho chồng con chứ không có cơ hội đặt chân lên cái tàu bay. Nghĩa là mấy chục triệu người cái Tết thảnh thơi chỉ là một ước muốn xa vời!

Và bạn trông chờ tiền thưởng Tết mà quên rằng, có những người phụ nữ làm lụng cả mười tiếng mỗi ngày mà Tết không có thưởng, chỉ có lo toan, và nụ cười chỉ là để cho người thân an lòng!

Nên khi chọn từ khóa đắt giá cho đoạn phim ngắn chào Tết mong thức tỉnh sự quan tâm của mọi người tới mẹ, tới người phụ nữ nội trợ, chúng tôi đã chọn từ khóa “vô tâm”.

Từ “vô tâm” tới “vô cảm” chỉ còn cách nhau có đoạn ngắn thôi!

Phim ngắn Tết “Giao thừa của mẹ” do nhãn hàng Bảo Xuân sản xuất đã khơi nguồn cảm xúc để Trang Hạ viết tiếp những trăn trở về người phụ nữ Việt.

Hôm qua có bạn trí thức online còn phản bác Trang Hạ rằng: Tại sao lại nói đàn ông chúng tôi vô tâm? Đàn bà tự bày ra cỗ bàn phức tạp chứ! Tại sao Tết không làm miếng bánh mì thô đơn giản quệt trứng cá tầm với ly vang ngoại là xong! Giò chả bánh mì nem rán làm gì rồi lại kêu ca chê bai đàn ông?

(Chai vang ấy, chắc giá cũng phải ngàn đô, mới xứng với miếng bánh mì thô quệt trứng cá?)

Những cuộc đời sang chảnh không bao giờ nghe nổi tiếng lăn rơi của những giọt nước mắt người đàn bà vất vả, họ chỉ nghe thấy nhã nhạc!

Nói vậy thôi, Trang Hạ chưa bao giờ giận ai và ghét ai, chỉ thấy cảm thương không hết!

Nếu bạn cũng cảm động, cũng cảm nhận được sâu sắc nỗi vất vả cô đơn của người phụ nữ trong chính ngôi nhà mình, trong chính dịp lễ Tết quây quần cùng gia đình, thì cảm ơn bạn!

Trang Hạ: “Đừng vô tình, vô tâm nữa” - 2

Nếu bạn nhìn từ những cuộc đoàn tụ mà con cái cắm mặt vào smartphone không rời, những giao thừa mà mọi màn hình đều bật sáng trước mặt mọi người trừ người mẹ, đã ai ngồi im ngắm nhìn mẹ, hay đi theo mẹ trong nửa ngày để xem mẹ đang đi quanh nhà làm những việc gì? Bạn có nhận ra, “vô tâm” đôi khi chỉ là, chúng ta đã mặc nhiên coi sự vất vả của những người phụ nữ là giá trị sống của họ?

“Chỉ cần share thôi, để mình đừng vô tình, vô tâm nữa”

Có thể cô gái trong phim may mắn. Cô ấy có mẹ vẹn nguyên vào phút cuối. Và hiểu ra cuộc sống vô thường đến mức nào.

Nhưng có thể, có những thứ rất quý giá sẽ mất đi vĩnh viễn vào lúc bạn vô tâm với người phụ nữ quan trọng nhất trong gia đình nhỏ bé!

Trang Hạ: “Đừng vô tình, vô tâm nữa” - 3

Trang Hạ cùng con trai gói bánh chưng

Năm 2015, Trang Hạ có rất nhiều hoạt động truyền thông để khơi dậy sự quan tâm của cộng đồng với sự vất vả khi những người phụ nữ gần như bị gắn “xã hội chức” thành “thiên chức”.

Bạn cứ yên tâm rằng, phim ngắn này – về Tết – không chạy theo thị hiếu méo mó như những thứ mà xã hội này mong đợi từ truyền thông! Vẫn có một “happy ending” – kết thúc vẹn toàn như những gì chúng ta vẫn luôn mong chờ được đón nhận từ một năm mới!

Có lẽ là, chỉ cần share thôi, để mình đừng vô tình vô tâm nữa!

Được biết, phim ngắn “Giao thừa của mẹ” đã gây nguồn cảm hứng để Trang Hạ viết ra những chia sẻ này là bộ phim do nhãn hàng Bảo Xuân sản xuất.

Có mặt trên thị trường từ năm 2010, Bảo Xuân là sản phẩm giúp chị em phụ nữ Việt chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kéo dài tuổi xuân và gìn giữ hạnh phúc gia đình, bằng cách bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

Đây không phải là lần đầu tiên Bảo Xuân sản xuất những thước phim ngắn như thế này. Thời gian qua, Bảo Xuân cũng đã làm nhiều bộ phim ngắn hướng tới phụ nữ “nức lòng” người xem, chẳng hạn như phim ngắn “Thư gửi con gái khi về nhà chồng” hay “Người mẹ không bao giờ nói yêu con”.

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Lạ độc vui