Đừng biến con thành "kẻ trộm" vì cách giáo dục sai lầm của bố mẹ từ khi bé

Ngày 12/02/2017 11:00 AM (GMT+7)

Thói quen "cầm nhầm" của trẻ thường nảy sinh từ khi 2 tuổi và nếu thiếu đi sự giáo dục quan trọng từ bố mẹ, nó sẽ trở thành tính xấu ăn cắp đấy!

Theo nghiên cứu, đến 2 tuổi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ ý thức về quyền sở hữu đồ vật. Thời gian này, các bậc cha mẹ sẽ phát hiện ra một đứa trẻ vốn rộng lượng bỗng nhiên trở nên keo kiệt, không cho ai chạm vào đồ của mình và của bố mẹ, thậm chí trẻ còn có hành động lấy đồ mình thích về nhà.

Thực tế, trẻ hoàn toàn không có khái niệm về “trộm đồ”, mà chỉ là “lấy nhầm đồ” mà thôi bởi trẻ vẫn chưa phân biệt được rõ ràng đồ của mình và của người khác.

Đừng biến con thành amp;#34;kẻ trộmamp;#34; vì cách giáo dục sai lầm của bố mẹ từ khi bé - 1

Có câu chuyện về một cậu bé 4 tuổi, mỗi lần đi học hay đi chơi nhà người khác về là lại lấy một món đồ chơi mình thích về nhà. Bố mẹ cậu bé có hỏi, ban đầu cậu bé thừa nhận nhưng sau đó thì dần dần không nói gì nữa. Bố mẹ cậu bé luôn sợ con mình có tính trộm cắp vặt.

Thực ra bé trai thường trưởng thành muộn, một cậu bé 4 tuổi vẫn chưa có khái niệm “trộm đồ”, và chưa phân biệt được đồ thuộc sự sở hữu của ai, chỉ đơn giản là thích nên lấy mà thôi. Các bậc phụ huynh không nên phản ứng quá gay gắt với hành động này của con, mà có thể thương lượng thêm với giáo viên, để từ từ nói với trẻ nếu thích đồ gì thì phải xin phép cô giáo cho mang về, không phải đồ của mình, chưa có sự đồng ý thì không được lấy về.

Đừng biến con thành amp;#34;kẻ trộmamp;#34; vì cách giáo dục sai lầm của bố mẹ từ khi bé - 2

Trong khi đó một cô bé 3 tuổi không biết vì nguyên nhân gì mà mấy ngày đầu đi mẫu giáo, lần nào bé cũng mang đồ chơi về nhà, hỏi thì cô bé trả lời là “Con thích, chúng đều là bạn tốt của con”.

Thực ra khi trẻ phải rời xa một nơi thân quen để đến sống trong một môi trường hoàn toàn mới, trẻ sẽ có sự biến đổi rất lớn về tâm lý. Khi đó trẻ sẽ thích kết bạn với những thứ đồ chơi không có tính công kích hay làm tổn thương trẻ, chính vì vậy trẻ mới thích “mời đồ chơi về nhà mình chơi”.

Trong trường hợp này, bố mẹ phải giữ thái độ công bằng với trẻ, không được dùng cách nghĩ của người lớn để áp đặt lên trẻ, từ từ giải thích cho trẻ hiểu về hành vi của mình.

Đừng biến con thành amp;#34;kẻ trộmamp;#34; vì cách giáo dục sai lầm của bố mẹ từ khi bé - 3

Một người đàn ông tâm sự: "Khi mới 5, 6 tuổi, tôi và một cô bạn đi ra đồng chơi. Chúng tôi nghịch ngợm tiện tay bẻ dưa trên ruộng, nhưng cũng không mang về nhà, chỉ tìm một nơi ngồi chơi mà thôi. Tối hôm ấy, tôi đến nhà bạn chơi, nhìn thấy người chủ ruộng dưa đang ở nhà bạn tôi, mách với mẹ bạn ấy rằng chúng tôi hái trộm dưa. Mẹ bạn tôi không nói không rằng tiến đến cho bạn tôi mấy cái bạt tai, vừa đánh vừa nói: “Ai cho con trộm đồ, dám trộm đồ của người khác này”.

Trước sự trừng phạt của mẹ, bạn tôi không hề kêu khóc, cũng không hề rơi một giọt nước mắt nào. Sau này bạn tôi nói, bạn ấy không hề giận bác chủ ruộng dưa, mà rất giận mẹ mình, vì mẹ không hỏi han gì đã trách phạt bạn ấy. Cũng kể từ khi đó, bạn tôi vốn là một người thích tâm sự với mẹ đã trở nên lạnh lùng, không buồn nói chuyện với mẹ nữa"

Thực ra đối với người lớn, hành động lấy đồ của người khác là “trộm đồ” nhưng đối với những đứa trẻ dưới 6 tuổi thì đó chỉ là muốn có và lấy về mà thôi, chứ hoàn toàn không phân biệt được “lấy” và “trộm”, hành động hoàn toàn không mang ý xấu.

Đừng biến con thành amp;#34;kẻ trộmamp;#34; vì cách giáo dục sai lầm của bố mẹ từ khi bé - 4

Thế nhưng, khi thấy con có hành động lấy đồ của người khác, bố mẹ cũng không nên ngồi yên, bố mẹ cũng phải can thiệp nhưng phải khéo léo, tránh làm tổn thương đến trẻ hay làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ.

- Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ lại lấy đồ của người khác.

Ở nhà phải tập cho con thói quen không được lấy đồ của bố mẹ, người thân nếu không được sự cho phép.

Ở trường, nếu phát hiện trẻ có hành vi lấy đồ vào cặp sách, giáo viên cũng không nên to tiếng, trách mắng hay gán cho trẻ danh hiệu “hư đốn”, “ăn cắp đồ”, mà phải giảng giải cho trẻ hiểu nếu thích thì phải hỏi cô giáo, xem có được mang đồ về nhà hay không.

Đừng biến con thành amp;#34;kẻ trộmamp;#34; vì cách giáo dục sai lầm của bố mẹ từ khi bé - 5

- Đối với trẻ trên 6 tuổi, khi thấy con có hành vi lấy đồ của người khác, bố mẹ phải xem tiền tiêu vặt mình cho con có đủ không, con có đủ những thứ tất yếu nên có hay không, dựa theo tình hình thực tế mà điều chỉnh tiền tiêu vặt của con một cách hợp lý.

Sau đó không được trách mắng hay làm tổn thương trẻ mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, nói chuyện với con, từ từ giải thích cho trẻ hiểu về khái niệm “trộm đồ”.

Mai Mei
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh