Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Ngày 17/07/2017 17:03 PM (GMT+7)

Sức khỏe và thể chất của trẻ sơ sinh còn rất non yếu. Vì thế, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề dưới đây.

Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ thường lóng ngóng không biết bế trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn nhất để không ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống và xương cổ của bé.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Nhi khoa, việc bế trẻ sơ sinh theo những tư thế ngang, thẳng đứng hay bế vác vai cần phụ thuộc vào tháng tuổi của bé vì lúc đó xương mới cứng cáp và phù hợp.

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 1

Ảnh minh họa

Ví dụ, trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có chiều dài phần đầu chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nhưng xương sống còn rất yếu. Vì thế, nếu bế vác, trọng lượng của toàn phần đầu sẽ dồn xuống xương cột sống là không tốt. Tư thế nằm ngang là tư thế phù hợp nhất để bế trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi.

Để tìm hiểu thêm về tư thế bế chuẩn cho trẻ sơ sinh lớn hơn, mẹ có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Cách sử dụng bỉm và vệ sinh vùng kín

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề khoảng thời gian lý tưởng nhất thay bỉm cho trẻ sơ sinh để không ảnh hưởng đến vùng kín của bé. Một vài người cho rằng cứ 5-6 tiếng thì nên thay nhưng số khác đưa ra con số 2-3 tiếng.

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 2

Ảnh minh họa

Và khoảng thời gian hợp lý nhất được nhiều chuyên gia ủng hộ nhất là 4-6 tiếng/ lần thay bỉm. Tuy nhiên, số lần không nên hạn chế nếu bé đi tiểu thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh "đi nặng" thì cần vệ sinh vùng kín và thay bỉm luôn chứ mẹ không nên để lâu

Tìm hiểu chi tiết cách sử dụng bỉm và vệ sinh vùng kín cho bé tại đây.

Cách tắm cho bé

Tắm - không chỉ là hoạt động đơn giản của mẹ giúp làm sạch cơ thể cho trẻ sơ sinh mà còn là khoảng thời gian mẹ nên tận dụng để truyền đạt tình yêu thương đến con qua những cử chỉ âu yếm, vuốt ve hay ánh mắt dịu dàng.

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 3

Ảnh minh họa

Để đạt được những điều này, mẹ nên nắm vững từng quy trình, từ bước chuẩn bị cho đến cách tắm chuẩn cho bé.

Theo đó, để khoảng thời gian tắm diễn ra suôn sẻ và an toàn, mẹ nên chuẩn bị trước các vật dụng như: Bồn tắm, khăn ướt, sữa tắm, cốc múc nước, bông thấm nước tắm, nhiệt kế (đo nhiệt độ phòng), khăn khô.

Tham khảo chi tiết lần lượt 6 bước tắm chuẩn nhất cho trẻ sơ sinh tại đây.

Chi tiết cách massage từng bộ phận cho trẻ sơ sinh

Nhiều người thường lầm tưởng việc massage cho trẻ sơ sinh không đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, trên thực tế, các các bác sĩ khuyên mẹ nên thường xuyên massage cho con vì việc làm này đem lại nhiều ích lợi không ngờ.

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 4

Ảnh minh họa

Massage không chỉ đem lại cho bé cảm giác dễ chịu mà còn giúp điều trị một số căn bệnh vặt như đau bụng, mất ngủ, quấy khóc nhiều...

Massage ngực và bụng là động tác đem lại nhiều lợi ích nhất cho trẻ. Cơ chế vuốt ve nhẹ nhàng phần ngực và bụng sẽ giúp bé giữ đều được nhịp thở và rất tốt cho tim mạch.

Tham khảo chi tiết cách massage các bộ phận chân, tay, bàn tay, lưng cho bé sơ sinh tại đây.

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú

Trong một số diễn đàn nuôi con, nhiều mẹ than phiền rằng tại sao con sơ sinh không chịu bú mẹ, ngọ nguậy liên tục trong khoảng thời gian bú. Và một phần nguyên nhân dẫn đến việc này được xác định đó là do mẹ cho con bú chưa đúng tư thế khiến cho việc bé tiếp cận với bầu sữa của mẹ không được tự nhiên nên không thể bú. Vì thế, tưởng là đơn giản nhưng tư thế cho con bú cũng là một trong những điều mẹ cần phải quan tâm.

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 5

Ảnh minh họa

Trước khi cho con sơ sinh bú, mẹ cần phải chuẩn bị tư thế đúng cho riêng mình:

- Nằm hoặc ngồi dựa lưng vào đâu đó để làm điểm tựa giúp ngồi thoải mái và không bị mỏi

- Nâng chân hoặc đầu gối lên nếu cần

- Nếu đang ngồi có thể lót một chiếc gối bên dưới bé để tránh cẳng tay bị mỏi

- Nếu bạn đang nằm theo hướng nằm ngửa, dùng gối, đệm để lót lưng và vai sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Đặt phần bụng của bé về phía ngực và bụng bạn, co đầu gối lên để bé có điểm tựa đặt chân lên.

Cơ thể của bạn sẽ hỗ trợ cơ thể của bé và cho phép bé được cựa quậy theo ý bé muốn, ngọ nguậy đầu cũng như lần tìm vú mẹ.

- Nếu bạn nằm theo hướng nằm nghiêng, đặt gối ở dưới đầu bạn. Đặt bé nằm dọc song song với cơ thể bạn sao cho bụng bé hướng về phía mẹ. Ở tư thế này bạn cũng nên co đầu gối lên để con đặt bàn chân vào.

Tham khảo chi tiết cách cho bé tiếp cận chính xác với bầu sữa mẹ tại đây.

Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách